Sau 9 tháng đã thấy đích cả năm
Hội nhập đi những bước mạch lạc... Những thành tích đó có sự góp công của XNK, đồng thời cũng chính là động lực để XNK thẳng tiến.
Tổng kim ngạch XK 9 tháng ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhóm công nghiệp chế biến vẫn là đầu tàu tăng trưởng XK, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch XK.
Kim ngạch NK 9 tháng ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhóm hàng hóa cần NK chiếm 88,3% tổng kim ngạch NK.
Hàng cần hạn chế NK giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Đáng chú ý, nhập siêu vẫn trong tầm kiểm soát.
Nhập siêu 9 tháng năm 2015 khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch XK.
Theo diễn biến XNK 9 tháng qua, dự đoán cả năm 2015, tổng kim ngạch XK ước đạt 165 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014;
NK ước đạt 171 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2014.
Nhập siêu khoảng 6 tỷ USD, bằng 3,6% kim ngạch NK, không vượt chỉ tiêu được định hướng từ đầu năm 2015.
Có cơ sở để tin vào điều tốt lành.
Chỉ qua 8 tháng đã có 27 thị trường XK đạt và vượt 1 tỷ USD, riêng Hoa Kỳ đã tới 21,85 tỷ USD.
Trong nhóm XK 1 tỷ USD có 2 tên tuổi mới là Braxin và Mexico.
Rau quả năm nay sẽ cán đích 2 tỷ USD.
Đây được xem làm một hiện tượng đáng khích lệ, vì năm 2013, kim ngạch XK rau quả lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Đây là hệ quả của những nỗ lực đưa rau quả Việt Nam đến với thị trường thế giới, ví dụ như chôm chôm, thanh long vào Hoa Kỳ, vải thiều sang Úc...
Còn nhiều, rất nhiều hàng nông sản Việt Nam đặt chân tới những thị trường thế giới với số lượng và giá trị ấn tượng...
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều lực cản.
Tuy lạm phát thấp nhưng lãi suất cho vay không giảm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng không như dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới sức mua hàng Việt.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể không tăng lãi suất vào cuối năm sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam chưa mạnh, còn khá nhiều nút thắt không thể gỡ tháo một sớm một chiều...
Dù vậy, trong gian khó càng thêm nghị lực, chắc chắn những chỉ tiêu XNK năm 2015 đã nằm trong tầm tay, rất có thể còn vượt cao hơn nữa, tạo đà phát triển cho những năm sau.
Có thể bạn quan tâm
Suốt 3 năm thử nghiệm mô hình nuôi cá chiên nơi nước tĩnh, ông Chu Đức Minh, thị trấn Na Hang, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đã thành công ngoài mong đợi...
Mô hình nuôi gà thả vườn, đồi quy mô lớn đang phát triển mạnh mẽ ở nước ta. Tuy nhiên, trong suy nghĩ của người dân, nuôi thả vườn phải có đất rộng, cây cối um tùm để gà tha hồ chạy nhảy. Song thực tế cho thấy kiểu nuôi đó còn bất cập.
Năm nay, giá nhiều loại cây giống không chỉ tăng mà tiêu thụ cũng có phần dễ dàng hơn so với cùng kỳ năm trước. Đến thời điểm này, một số loại cây giống đã có dấu hiệu hút hàng do sức mua tăng trong khi nguồn cung giảm…
Ông Nguyễn Thế Vũ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản thuộc Sở NN-PTNT Bình Định, cho biết: Tình trạng hạn hán kéo dài từ đầu năm đến nay đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nước ngọt; nguồn nước tại các ao, hồ, sông, suối trên địa bàn tỉnh bị khô kiệt đã làm cho diện tích nuôi cá bị thu hẹp đáng kể. Đến nay, toàn tỉnh mới thả nuôi được gần 720 ha diện tích cá nước ngọt, chỉ bằng 33,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, nuôi cá trong các hồ chứa nước 605 ha, nuôi cá trong ao lót bạt 10,4 ha. Ngoài ra, việc nuôi cá lồng trong các hồ chứa cũng sụt giảm, thể tích lồng nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 7.600m3, bằng 64,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng chú ý, do nguồn nước bị khô kiệt, việc duy trì sản xuất, bảo vệ đàn cá giống bố mẹ tại Trạm Thực nghiệm nuôi trồng thủy sản Mỹ Châu đang hết sức khó khăn.
Theo đánh giá của cơ quan chức năng thì mô hình nuôi cá ao tự nhiên ở huyện Bến Cầu (Tây Ninh) đang phát triển, được nhiều nông dân hưởng ứng và muốn nhân rộng. Thế nhưng, bên cạnh hiệu quả đem lại thì bà con nuôi cá đang phải đối mặt với nỗi lo canh cánh về đầu ra sản phẩm.