Sau 9 tháng đã thấy đích cả năm
Hội nhập đi những bước mạch lạc... Những thành tích đó có sự góp công của XNK, đồng thời cũng chính là động lực để XNK thẳng tiến.
Tổng kim ngạch XK 9 tháng ước đạt 120,7 tỷ USD, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhóm công nghiệp chế biến vẫn là đầu tàu tăng trưởng XK, tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2014, chiếm tỷ trọng 78,7% tổng kim ngạch XK.
Kim ngạch NK 9 tháng ước đạt 124,6 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Nhóm hàng hóa cần NK chiếm 88,3% tổng kim ngạch NK.
Hàng cần hạn chế NK giảm 2,9% so với cùng kỳ năm 2014.
Đáng chú ý, nhập siêu vẫn trong tầm kiểm soát.
Nhập siêu 9 tháng năm 2015 khoảng 3,86 tỷ USD, bằng 3,2% kim ngạch XK.
Theo diễn biến XNK 9 tháng qua, dự đoán cả năm 2015, tổng kim ngạch XK ước đạt 165 tỷ USD, tăng khoảng 10% so với năm 2014;
NK ước đạt 171 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2014.
Nhập siêu khoảng 6 tỷ USD, bằng 3,6% kim ngạch NK, không vượt chỉ tiêu được định hướng từ đầu năm 2015.
Có cơ sở để tin vào điều tốt lành.
Chỉ qua 8 tháng đã có 27 thị trường XK đạt và vượt 1 tỷ USD, riêng Hoa Kỳ đã tới 21,85 tỷ USD.
Trong nhóm XK 1 tỷ USD có 2 tên tuổi mới là Braxin và Mexico.
Rau quả năm nay sẽ cán đích 2 tỷ USD.
Đây được xem làm một hiện tượng đáng khích lệ, vì năm 2013, kim ngạch XK rau quả lần đầu vượt ngưỡng 1 tỷ USD.
Đây là hệ quả của những nỗ lực đưa rau quả Việt Nam đến với thị trường thế giới, ví dụ như chôm chôm, thanh long vào Hoa Kỳ, vải thiều sang Úc...
Còn nhiều, rất nhiều hàng nông sản Việt Nam đặt chân tới những thị trường thế giới với số lượng và giá trị ấn tượng...
Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều lực cản.
Tuy lạm phát thấp nhưng lãi suất cho vay không giảm.
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng không như dự báo sẽ ảnh hưởng lớn tới sức mua hàng Việt.
Việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ có thể không tăng lãi suất vào cuối năm sẽ ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái.
Năng lực cạnh tranh của nông sản Việt Nam chưa mạnh, còn khá nhiều nút thắt không thể gỡ tháo một sớm một chiều...
Dù vậy, trong gian khó càng thêm nghị lực, chắc chắn những chỉ tiêu XNK năm 2015 đã nằm trong tầm tay, rất có thể còn vượt cao hơn nữa, tạo đà phát triển cho những năm sau.
Related news
Trong đó trồng nấm bào ngư, nấm mèo là một trong những mô hình đem lại hiệu qủa kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Hiện nay, địa phương đang nhân rộng mô hình này, bước đầu đã đem lại tín hiệu khả quan cho nghề trồng nấm ở một số xã trên địa bàn huyện.
Ngày 5-8, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, hiện cơ quan chức năng đã xác định được nguyên nhân gây nên hiện tượng cà phê rụng trái bất thường tại xã Tam Bố (huyện Di Linh) trong thời gian gần đây.
Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền huyện Như Thanh đã có nhiều giải pháp tăng cường công tác chỉ đạo để nhân dân phát triển kinh tế đồi rừng, đưa kinh tế đồi rừng trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn trong phát triển kinh tế của địa phương. Nhờ vậy, kinh tế của huyện có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.
Xác định đưa cơ giới hóa vào sản xuất là động lực để hiện đại hóa nền nông nghiệp và góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới, huyện Đông Anh (Hà Nội) quyết tâm ứng dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả canh tác, tăng thu nhập.