Sáng kiến độc đáo đưa bẹ cây chuối hột xuất ngoại
Vốn là nông dân nhưng ông Quang rất say mê tìm tòi nghiên cứu.
Sau nhiều năm làm lúa không hiệu quả, ông Quang chuyển sang làm nghề dệt chiếu.
Nhưng rồi nguyên liệu làm chiếu (cây lát) cứ mỗi ngày một khan hiếm nên ông Quang đã tự tìm nguồn nguyên liệu mới thay thế.
Ông Quang trình bày cách thu hoạch bẹ chuối hột tươi .
Chuối hột là một loại cây gần như hoang dã và điều này đồng nghĩa với nguồn nguyên liệu sẽ rất dồi dào và rẻ.
Xưa nay, chuối hột chỉ trồng để ăn bắp (hoa), lá thì gói bánh. Sau này người ta có dùng trái để ngâm rượu còn toàn bộ thân chuối (là các bẹ chuối) thì bỏ hết.
Bẹ chuối hột tươi sau khi phơi từ “4 đến 6 nắng” thì trở thành nguyên liệu tạo sợi để dệt chiếu và làm nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác.
Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ phế phẩm chuối hột hết sức đa dạng và phong phú .
Năm 2010, lão nông này có ý tưởng táo bạo là dùng bẹ (thân) chuối hột phơi khô để tạo thành nguyên liệu dệt chiếu.
Chiếu của ông phong phú nhiều kích cỡ, giá bán trong nước từ 120.000 – 130.000 đồng/chiếc; xuất sang Campuchia từ 180.000 – 190.000 đồng/chiếc.
“Xuất sang các nước châu Âu giá còn cao hơn nhiều, tuy nhiên do cung không đủ cầu, vốn liếng còn ít nên tôi chưa dám nhận nhiều đơn đặt hàng” – ông Quang bộc bạch.
Catalogue của khách hàng nước ngoài đặt hàng ông Quang. Hầu hết những sản phẩm này ông đã thực hiện và đã giao hàng thành công.
Có thể bạn quan tâm
Từ nhiều năm nay, người dân ở thôn Thái Xuân, xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành rất kính trọng ông Bùi Xuân Danh, 55 tuổi, công an thôn bởi ông là người biết tính toán làm ăn, đi lên từ mô hình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn và làm giàu chính đáng ngay tại địa phương vốn nghèo khó này.
Đã có không ít hộ nông dân thất bại khi đầu tư vào phát triển sản xuất, bởi do họ đã áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật, thiếu vốn đầu tư, thiếu nơi tiêu thụ sản phẩm hay chưa đổi mới tư duy, cách làm mới... Ở xóm Mỹ Triều xã Thạch (Thạch Hà, Hà Tĩnh) lại có một mô hình phát triển kinh tế theo hướng đa cây cho hiệu quả khá cao.
Người dân quanh vùng đào ao để thả cá, còn bác Dương Văn Lê ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ, huyện Yên Lạc lại đào ao thả vịt. Ai cũng nghĩ bác quẩn. Vậy mà chỉ vài năm cách làm này đã giúp gia đình bác thoát nghèo, trở thành triệu phú, được cả làng làm theo.
Đó là mô hình kinh tế vườn của chàng trai dân tộc Nùng Cháng Thừa Lù - một tấm gương sáng điển hình của thôn Thanh Long xã Thanh Vân huyện Quản Bạ trong việc vươn lên thoát nghèo. Mới 27 tuổi Cháng Thừa Lù đã có trong tay hơn 3 ha cây ăn quả gồm hồng không hạt, quýt, chanh và 2 hồ nước rộng nuôi thả cá cùng số lượng lớn đàn ong nuôi lấy mật… báo hiệu một vụ mùa bội thu, khiến mọi người đến thăm thầm cảm phục.
Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, lượng sản phẩm chăn nuôi của tỉnh được Chi cục kiểm dịch để xuất ra ngoài tỉnh đã tăng rất nhanh và tăng đột biến so với cùng kỳ năm 2012.