Sáng kiến độc đáo đưa bẹ cây chuối hột xuất ngoại

Vốn là nông dân nhưng ông Quang rất say mê tìm tòi nghiên cứu.
Sau nhiều năm làm lúa không hiệu quả, ông Quang chuyển sang làm nghề dệt chiếu.
Nhưng rồi nguyên liệu làm chiếu (cây lát) cứ mỗi ngày một khan hiếm nên ông Quang đã tự tìm nguồn nguyên liệu mới thay thế.
Ông Quang trình bày cách thu hoạch bẹ chuối hột tươi .
Chuối hột là một loại cây gần như hoang dã và điều này đồng nghĩa với nguồn nguyên liệu sẽ rất dồi dào và rẻ.
Xưa nay, chuối hột chỉ trồng để ăn bắp (hoa), lá thì gói bánh. Sau này người ta có dùng trái để ngâm rượu còn toàn bộ thân chuối (là các bẹ chuối) thì bỏ hết.
Bẹ chuối hột tươi sau khi phơi từ “4 đến 6 nắng” thì trở thành nguyên liệu tạo sợi để dệt chiếu và làm nhiều mặt hàng mỹ nghệ khác.
Các sản phẩm mỹ nghệ làm từ phế phẩm chuối hột hết sức đa dạng và phong phú .
Năm 2010, lão nông này có ý tưởng táo bạo là dùng bẹ (thân) chuối hột phơi khô để tạo thành nguyên liệu dệt chiếu.
Chiếu của ông phong phú nhiều kích cỡ, giá bán trong nước từ 120.000 – 130.000 đồng/chiếc; xuất sang Campuchia từ 180.000 – 190.000 đồng/chiếc.
“Xuất sang các nước châu Âu giá còn cao hơn nhiều, tuy nhiên do cung không đủ cầu, vốn liếng còn ít nên tôi chưa dám nhận nhiều đơn đặt hàng” – ông Quang bộc bạch.
Catalogue của khách hàng nước ngoài đặt hàng ông Quang. Hầu hết những sản phẩm này ông đã thực hiện và đã giao hàng thành công.
Related news

Là một người nông dân cần mẫn, ông Nguyễn Văn Tám ở miền quê nghèo Lâm Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) đã biến một vùng đất hoang, khô cằn sỏi đá thành một trang trại chăn nuôi có quy mô lớn và cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Hiện, trên địa bàn huyện có 72 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với quy mô trang trại và tương đương trang trại, trên 100 hộ chăn nuôi số lượng lớn; tổng đàn gia súc trên 14 nghìn con, gia cầm trên 1,2 triệu con. Là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chăn nuôi, nhưng Bảo Thắng cũng luôn phải đối mặt với những đợt dịch bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh dịch trên đàn gia cầm.

Điều này đã kích thích nông dân giữ vững và tăng đàn do những lợi ích kinh tế thu lại. Tuy nhiên, việc các công ty sữa đổ vốn lớn vào đầu tư trang trại để phát triển vùng nguyên liệu mới thực sự là cú hích giúp tăng trưởng đàn bò sữa.

Đó là những lý do đầy thuyết phục để gần một năm qua, những hộ chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu mạnh dạn ứng dụng quy trình VietGap trong chăn nuôi bò sữa kể từ khi Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu milk) đủ điều kiện cấp chứng nhận vào tháng 11 - 2013.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn là các đại gia nắm quyền chi phối trong ngành này. DN nhỏ và vừa đang chật vật tìm hướng để tồn tại trong giai đoạn hội nhập.