Sáng Chế Thành Công Máy Gọt Vỏ Dừa Tươi

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.
Sau nhiều năm gắn bó với nghề, anh Lê Tân Kỳ - Chủ nhiệm HTX đã thấu hiểu được sự vất vả hàng ngày phải gọt vỏ từng trái dừa tươi để cung cấp cho khách hàng. Để giải quyết những khó khăn đó, anh đã tìm tòi học hỏi và có ý tưởng chế tạo ra máy gọt vỏ dừa thay thế sức lao động.
Anh Kỳ chia sẻ: Do bản thân không am hiểu về cơ khí nên từ ý tưởng đã thiết kế nhờ người quen là thợ cơ khí làm. Hàng ngày HTX cung cấp từ 500-1.000 trái dừa tươi, có khi nhiều hơn. Nếu như trước đây không có máy gọt vỏ dừa, mỗi ngày 1 người gọt giỏi cũng chỉ đạt khoảng 300 trái, từ khi có máy, năng suất tăng gấp 2-3 lần so với trước.
Máy được vận hành bằng cơ điện (gồm 1 motour điện: 1,5 Hp, tốc độ quay 120 vòng/phút) thiết kế khá đơn giản theo hình thẳng đứng, trái dừa được giữ cố định là nhờ đỉnh trên và đỉnh dưới trái dừa có hai thanh sắt để giữ trái dừa. Bộ phận dao để gọt vỏ trái dừa có dạng hình bầu dục, dừa được gọt dày hay mỏng do trục tăng đưa để điều chỉnh. Người sử dụng đặt trái dừa vào bộ phận nâng và được bộ phận dao gọt vỏ, thời gian máy gọt 1 trái dừa là 30 giây. Sau đó, người gọt dùng dao cắt ngang đầu trái dừa. Như vậy, hoàn chỉnh 1 trái dừa chỉ với 1 phút.
Trước khi chế tạo thành công máy gọt vỏ dừa, anh Kỳ cũng đã chế tạo thiết bị cắt trái dừa tươi. Cũng tương tự như máy gọt vỏ dừa, nhưng chức năng đơn giản hơn, chỉ cắt 2 đầu trái dừa, khoan lỗ cho ống hút vào, bổ trái dừa làm đôi để nạo cơm dừa. Thiết bị thiết kế nhỏ gọn, không sử dụng điện, phục vụ tại chỗ cho khách hàng, người tiêu dùng cũng được phục vụ nhanh chóng, không phải chờ lâu.
Ngoài nghiên cứu chế tạo máy gọt vỏ dừa thay thế sức người, anh Kỳ còn muốn tận dụng phần vỏ dừa đã gọt làm phân bón, vì vậy anh đã chế tạo thêm máy xay vỏ dừa. Máy có chức năng đánh tơi vỏ dừa thành mụn, xơ dừa. Sản phẩm này đem ủ với phân chuồng hoai và chế phẩm Tricoderma để tạo thành phân hữu cơ bón cho cây trồng.
Máy gọt vỏ trái dừa được anh chế tạo thành công từ năm 2012 và đã tham dự Hội thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật năm 2013, do Sở Khoa học và Công nghệ phát động. Anh cũng đã bán khoảng 20 thiết bị cho khách hàng trong và ngoài nước. Riêng máy xay vỏ dừa cũng được một số nơi đặt hàng.
Ưu điểm của máy gọt vỏ dừa là gọt vỏ dừa nhanh, đều, đẹp, chủ động được nhân công, dễ sử dụng, an toàn cho người lao động, giá thành của thiết bị bán ra 15 triệu đồng, rẻ hơn so với các loại máy nhập khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tại, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Thới Bình (Cà Mau) đang áp dụng mô hình nuôi rắn hổ hèo trong chuồng cho thu nhập kinh tế cao và ổn định.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, thực hiện Công văn số 1240/UBND-NL của UBND tỉnh về việc kiểm tra việc gieo ươm giống mắc ca của Công ty TNHH Giống cây trồng VinaMacca Đức Anh Gia Lai. Sở Nông nghiệp và PTNT đã ra Quyết định số 277/QĐ-SNN thành lập đoàn thanh tra tình hình sản xuất, kinh doanh giống cây mắc ca trên địa bàn tỉnh.

Nhiều hộ dân tại xã Bờ Ngoong (huyện Chư Sê) mua và trồng giống cây bơ Booth do Viện Ea Kmat (có trụ sở tại Đak Lak) cung cấp đã bị chết hàng loạt. Một số ít cây còn sống đều phát triển còi cọc.

Nhằm đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh cây trồng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Trong đó, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức mức phạt được tăng gấp đôi (100 triệu đồng).

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát khẳng định rằng so với các loại cây trồng khác, mía đường vẫn là ngành được bảo hộ cao nhất; phải gấp rút thực hiện giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh ngành mía đường.