Tổng Trữ Lượng Hải Sản Biển Việt Nam Trên 4 Triệu Tấn
Trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.
Chiều 10/3, Tổng cục Thủy sản đã tổ chức Hội nghị báo cáo kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng nguồn lợi hải sản vùng biển Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 do Thứ trưởng Bộ NN và PTNT kiêm Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Vũ Văn Tám chủ trì.
Theo báo cáo kết quả điều tra, đánh giá, trữ lượng cá nổi nhỏ ước tính trung bình khoảng 2,65 triệu tấn; cá nổi lớn khoảng 1,03 triệu tấn; hải sản tầng đáy khoảng 487 ngàn tấn; còn lại là các loài giáp xác, cá rạn san hô.
Trữ lượng nguồn hải sản ước tính cho vùng biển vịnh Bắc bộ khoảng 750 ngàn tấn; vùng biển Trung bộ là 712 ngàn tấn; vùng biển Đông Nam bộ 1.141 ngàn tấn, vùng biển Tây Nam bộ 610 ngàn tấn và vùng giữa Biển Đông là 1.036 ngàn tấn. Trong khi đó, khả năng khai thác ước khoảng 1,75 triệu tấn.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các đại biểu tham dự hội nghị, kết quả nghiên cứu trên chưa phản ánh được toàn diện nguồn lợi hải sản biển của Việt Nam. Trữ lượng một số nhóm loài (chẳng hạn như nhóm thân mềm) chưa được nhắc tới, và các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện ở vùng biển gần bờ (từ độ sâu 200 m trở vào)...
Thứ trưởng Vũ Văn Tám cho biết: Kết quả điều tra ban đầu về trữ lượng của một số nhóm loài hải sản là hết sức quan trọng, nhưng cần phải tiếp tục nghiên cứu bổ sung để có những số liệu cụ thể hơn, làm cơ sở để Bộ NN và PTNT, Tổng cục Thủy sản và các địa phương xây dựng chiến lược phát triển hoạt động khai thác hải sản, điều chỉnh đầu tư và tổ chức khai thác có hiệu quả nhất tài nguyên biển.
Có thể bạn quan tâm
Kết quả quan trắc môi trường nước tại 4 huyện: Phú Tân, Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi (Cà Mau) do Chi cục Nuôi trồng thủy sản vừa công bố cho thấy, các thông số về nhiệt độ, độ mặn, độ kiềm, độ pH đều đạt ngưỡng cho phép, thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của các loài thủy sản mặn lợ, thuận lợi cho nuôi tôm công nghiệp.
Bàn về vấn đề phát triển ngành chăn nuôi, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát từng lo ngại tình trạng sử dụng kháng sinh quá mức và các chất cấm trong chăn nuôi sẽ phá vỡ ngành này trong thời gian tới.
Cuối tháng 7-2015, giá bán cá tra vẫn tiệm cận với giá thành, người nuôi cá ở ĐBSCL kéo dài lo lắng vì tình trạng này đã kéo dài hơn 10 năm qua. Thế nên, việc Hiệp hội Cá tra Việt Nam bước đầu đã “lập được bản đồ nuôi cá tra” ở ĐBSCL, đang mở ra hướng phát triển căn cơ cho nghề nuôi cá.
Thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tiềm năng về phát triển kinh tế thuỷ sản của huyện rất phong phú và đa dạng, từ nuôi tôm quảng canh cải tiến tới nuôi tôm sinh thái, nuôi hàu lồng, nghêu, sò và các loài thuỷ sản khác dưới tán rừng… Đặc biệt, đây là nơi cung cấp nguồn tôm sú giống bố mẹ nhiều và tốt nhất so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, mỗi năm hàng ngàn con.
Theo Tổng cục Thủy sản, tính đến hết tháng 6/2015, cả nước có 2.250 cơ sở sản xuất giống tôm nước lợ, trong đó tôm sú là 1.700 cơ sở và tôm chân trắng và 550 cơ sở (chưa kể các cơ sở ương dưỡng tôm giống). Sản lượng giống sản xuất ước đạt 62 tỷ con giống, đạt 47,7% kế hoạch năm (trong đó tôm chân trắng 45 tỷ, tôm sú 17 tỷ con).