Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Ngô Bền Vững Ở Tây Bắc

Sản Xuất Ngô Bền Vững Ở Tây Bắc
Ngày đăng: 20/05/2014

Theo số liệu thống kê năm 2012, diện tích trồng ngô tại các tỉnh Tây Bắc đạt 278.800ha, chiếm tới 25% diện tích trồng ngô của cả nước. Tuy nhiên, năng suất ngô ở vùng này cũng chỉ đạt 3,2 tấn/ha, thấp hơn hẳn so với năng suất bình quân cả nước.

Vì vậy, phát triển nâng cao năng suất, sản lượng ngô cho các tỉnh miền núi Tây Bắc dựa trên diện tích sản xuất ngô có sẵn, nhưng không ảnh hưởng đến diện tích rừng, giảm thiểu xói mòn, rửa trôi đất đồi núi trồng ngô là một trọng tâm được ngành nông nghiệp, cùng chính quyền địa phương các cấp chú trọng.

Giúp sản xuất bền vững

Đứng trước thực trạng đó, Công ty Syngenta Việt Nam đã đưa ra những giải pháp kỹ thuật cho Chương trình “Sản xuất ngô bền vững”. Trọn bộ giải pháp của Syngenta bao gồm các bước:

1. Lên kế hoạch đúng ngay từ đầu vụ và các kỹ thuật canh tác làm đất, bón phân, chăm sóc hợp lý để đạt năng suất cao.

2. Chọn đúng giống NK, kết hợp với xử lý hạt giống với Cruiser để đảm bảo mật độ, cây mọc khỏe để đạt được năng suất tối đa theo tiềm năng.

3. Quản lý cỏ dại kịp thời và triệt để với Gramoxone để giảm cạnh tranh dinh dưỡng, tối ưu hóa năng suất, bảo vệ nguồn đầu tư về giống, phân bón.

4. Bảo vệ và tối đa hóa năng suất và lợi nhuận thu được với Amistar Top phòng trừ bệnh cháy lá, rỉ sắt và phòng trừ sâu đục thân với Vitarko.

Theo đại diện của Syngenta, tất cả các bước này nhằm giúp cho bà con gia tăng năng suất cây ngô, đồng thời yên tâm canh tác lâu dài trên sườn đất dốc do tính ưu việt do giải pháp mang lại. Đó là, giảm xói mòn đất bằng thuốc trừ cỏ Gramoxone kết hợp biện pháp làm đất tối thiểu.

Hiện nay nông dân trồng ngô tại các tỉnh miền núi vẫn chủ yếu làm cỏ bằng tay hoặc sử dụng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate để dọn ruộng. Các phương pháp này đều có nhược điểm không trừ hết cỏ dại, làm tổn thương rễ cây trồng, mất thời gian, tốn công lao động, tốn chi phí, thêm nữa hoạt chất Glyphosate diệt cả phần xanh và phần rễ cỏ nằm trong đất, làm gia tăng sự xói mòn và rửa trôi ở vùng triền dốc, thậm chí có thể gây ra tình trạng cỏ kháng thuốc và phát triển cỏ lá rộng.

Trong khi đó, thuốc trừ cỏ Gramoxone của Syngenta với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn phương pháp trừ cỏ truyền thống hay bằng hoạt chất Glyphosate như chỉ diệt mô xanh, không gây hại phần vỏ màu nâu, không gây hại cho đất, không ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, diệt cỏ cực nhanh trong vòng 30 phút sau khi phun giúp tiết kiệm thời gian và không sợ mưa rửa trôi, an toàn cho môi trường.

Báo cáo của Viện KHKT nông, lâm nghiệp miền núi phía Bắc cho thấy, Gramoxone là loại thuốc trừ cỏ rất phù hợp khi áp dụng với phương pháp làm đất tối thiểu trên đất dốc.

Sử dụng loại thuốc này giúp nông dân tiết kiệm được đáng kể công làm đất, làm cỏ, rút ngắn thời gian chờ đợi từ khi làm đất đến gieo hạt 10-15 ngày, tạo điều kiện có thể tăng vụ trong một năm cũng như đảm bảo ngô được gieo trồng vào thời điểm tối ưu, hạn chế xói mòn từ 51,92 - 68,66%, nâng cao năng suất ngô từ 9,23 – 13,05%, cũng như tăng hiệu quả kinh tế và giải quyết được các khó khăn về thời vụ khi luân canh, tăng vụ.

Kết hợp với bộ giống ngô lai đa dạng

Bà Lê Thị Khánh Hòa- Giám đốc Đối ngoại Công ty Syngenta Việt Nam cho biết: “Là một tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống và khoa học cây trồng, là nơi hội tụ hơn 5.000 nhà khoa học cây trồng hàng đầu trên thế giới, với mức đầu tư hơn 1,5 tỷ USD hàng năm cho công tác nghiên cứu và phát triển.

Để hỗ trợ cho mạng lưới hoạt động phủ khắp toàn cầu, hiện nay Syngenta là công ty duy nhất có bộ sản phẩm toàn diện trên các loại cây trồng chính như ngô, lúa, cà phê, hồ tiêu… Có mặt tại Việt Nam đã 25 năm, Syngenta tự hào trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực nông nghiệp được người dân khắp cả nước tin tưởng”.

Ông Datta Kumar- Tổng Giám đốc Syngenta Việt Nam phát biểu: “Với những bước đi vững chắc cùng với các chương trình phối hợp với hệ thống quản lý nông nghiệp và cơ quan khuyến nông các tỉnh, chúng tôi tin tưởng rằng Syngenta sẽ cùng chung sức với các tỉnh miền núi phía Bắc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, nhanh chóng gia tăng năng suất cây ngô để hạt ngô, mang lại nguồn thu và làm giàu cho người nông dân trên chính diện tích gieo trồng của mình”.

Theo bà Hòa, với cây ngô chúng tôi mang lại cho bà con một bộ giống ngô lai đa dạng và phong phú, bao gồm: NK54, NK66, NK6326, NK67, NK7328, NK4300 có ưu điểm chịu hạn, chịu rét tốt, cứng cây chống đổ ngã, tiềm năng năng suất cao 10 – 12 tấn/ha, phù hợp với nhiều chân đất và điều kiện địa hình, cho phép người dân sử dụng giống ngô phù hợp với từng mùa vụ cụ thể nhằm giúp cho bà con nâng cao năng suất cây trồng, tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống một cách bền vững”.

Để chuyển giao công nghệ và nâng cao nhận thức của người nông dân các tỉnh miền núi Tây Bắc, Syngenta đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Sở NNPTNT, Trung tâm Khuyến nông các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hòa Bình, Lai Châu… triển khai các lớp tập huấn kiến thức cho hệ thống khuyến nông viên, từ đó mỗi khuyến nông viên là cầu nối truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm sản xuất ngô cho nông dân.

Được biết, kể từ năm 2012, Syngenta cũng đã dày công triển khai xây dựng hệ thống “Nông dân tiên phong” trên khắp toàn quốc bao gồm những nhà nông tiên tiến trong canh tác sản xuất, có tầm ảnh hưởng tích cực đến những nông dân xung quanh để phát huy việc phổ biến kiến thức theo cách “nông dân truyền kinh nghiệm cho nông dân”, từ đó nâng cao nhận thức của nông dân về việc giúp nhau cùng tiến bộ trong sản xuất, để họ dần làm chủ đồng ruộng của mình. Tại Sơn La, hệ thống này bao gồm những nhà nông tiên phong trồng ngô hàng hóa trải dài trên khắp địa bàn tỉnh.


Có thể bạn quan tâm

Diện Tích Cà Phê Tăng Đột Biến Ở Khánh Sơn (Khánh Hòa) Diện Tích Cà Phê Tăng Đột Biến Ở Khánh Sơn (Khánh Hòa)

Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.

25/05/2013
Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới Syngenta Được Khảo Nghiệm Giống Bắp Biến Đổi Gen Mới

Ngày 16-11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTT) có công văn số 2911/QĐ-BNN-KHCN đồng ý cho Công ty TNHH Syngenta Việt Nam khảo nghiệm giống bắp biến đổi gen mới là MIR 162. Đây là giống bắp biến đổi gen (GMO) kháng sâu gây hại bộ vảy (miệng nhai).

19/11/2012
Tẩy Rửa Lừ, Sáo, “Tẩy” Luôn Cá Tôm Tẩy Rửa Lừ, Sáo, “Tẩy” Luôn Cá Tôm

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng bởi hệ sinh vật phong phú và hàng trăm loài thủy hải sản có giá trị. Vài năm trở lại đây, một số loài có nguy cơ tuyệt chủng do môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi hóa chất của ngư dân sử dụng tẩy rửa lừ, sáo sau mỗi chuyến khai thác thủy sản về.

24/09/2013
Anh Trần Chút Trồng Cây Ăn Trái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế Anh Trần Chút Trồng Cây Ăn Trái Đạt Hiệu Quả Kinh Tế

Anh Trần chút, 38 tuổi cư ngụ tại thôn Lâm Hòa (xã lâm sơn, huyện Ninh Sơn) trồng cây ăn trái như chôm chôm, sầu riêng, bưởi, mít, xoài, măng cụt đạt hiệu quả kinh tế cao.

31/07/2013
Ruộng Khô, Cỏ Cháy Ở Đức Phổ (Quảng Ngãi) Ruộng Khô, Cỏ Cháy Ở Đức Phổ (Quảng Ngãi)

Lẽ ra vào thời điểm này, bà con nông dân ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang hối hả xuống giống vụ hè thu, nhưng hiện nay hàng nghìn héc ta đất canh tác trên địa bàn huyện phải bỏ hoang, ruộng khô cỏ cháy.

25/05/2013