Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản xuất nấm rơm cho lợi nhuận cao

Sản xuất nấm rơm cho lợi nhuận cao
Ngày đăng: 24/11/2015

Với những yếu tố thuận lợi như là thời gian sinh trưởng ngắn, ít tốn chi phí sản xuất và tận dụng những phế phẩm rơm rạ từ cây lúa, nhiều hộ nông dân tại thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng đã tranh thủ sản xuất nấm rơm và cho hiệu quả kinh tế cao.

Trong những tháng nông nhàn chờ sản xuất vụ lúa Đông – Xuân tới đây, gia đình anh Nguyễn Văn Lâm ở phường 2 thị xã Ngã Năm đã tận dụng những phế phẩm rơm rạ từ 25 công ruộng trong vụ lúa hè – thu vừa qua để đem về sản xuất nấm rơm.

Với 400 chai meo giống mua về gieo trồng, chỉ sau hơn 20 ngày, nấm rơm của anh đã cho thu hoạch với trung bình mỗi ngày gần 100kg nấm.

Theo tính toán của gia đình, với giá bán từ 25.000 – 28.000 đồng/kg, trừ các khoản chi phí gia đình còn lợi nhuận gần 15 triệu đồng.

Anh Lâm cho biết: “Cắt lúa rồi, thấy bỏ rơm uổng quá nên đem vô làm luôn; cho thu nhập mỗi năm cũng kiếm được vài chục triệu.

Trồng nấm rơm thì thấy khỏe hơn làm lúa vụ này, vì thời gian chừng hơn 1 tháng là làm xong.

Còn lúa vụ này thì cực lắm mà đa số là lỗ”.

Hiệu quả cao từ mô hình này đã thúc đẩy nhiều gia đình tại thị xã Ngã Năm sản xuất nấm rơm quanh năm.

Cụ thể như gia đình ông Đào Văn Kiệt, do không có đất sản xuất nên ông đã chọn mô hình này để phát triển kinh tế.

Ngoài nguồn rơm rạ mua tại địa phương thì gia đình còn đi thu mua tại các vùng lân cận ở các tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Theo đó, mỗi đợt sản xuất khoảng 900 – 1.000 chai meo giống, năng suất cho gần 2 tấn nấm, trừ chi phí ông còn lời trên 30 triệu đồng mỗi vụ.

Theo kinh nghiệm của ông Kiệt, muốn trồng đạt, cần 2 yếu tố chính: Chọn ruộng, rơm tốt; quá trình chăm sóc rơm, ủ rơm và đảo rơm đảm bảo chuẩn và đi tới ra mô, ra meo nấm cũng phải kỹ lưỡng mới đem lại hiệu quả, năng suất.

Hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn thị xã Ngã Năm đang đẩy mạnh phát triển diện tích trồng nấm rơm, nhất là trong những tháng nông nhàn.

Một mặt, thời tiết mùa này tương đối thuận lợi cho trồng nấm, mắt khác giúp bà con vệ sinh đồng ruộng, tránh tình trạng ngộ độc hữu cơ do rơm rạ trong vụ tới, giải quyết lao động nông nhàn và có thêm thu nhập khi chờ sản xuất vụ Đông – Xuân sắp tới.

Trong vụ hè – thu năm nay, thị xã Ngã Năm có 445 hộ sản xuất nấm rơm, trong đó khoảng 150 hộ sản xuất quanh năm, với sản lượng gần 800.000 tấn nấm.

Phòng Kinh tế hạ tầng địa phương cho biết, từ hiệu quả của mô hình, trong thời gian tới, đơn vị sẽ tiếp tục khuyến cáo các hộ phát triển mô hình trong thời gian tới, đồng thời tăng cường tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật để người dân trồng có năng suất và hiệu quả hơn.

Đặc biệt là khuyến khích người dân thành lập các tổ hợp tác sản xuất, làm ra lượng sản phẩm lớn, để dễ dàng trong tiêu thụ và tăng giá trị sản phẩm, lợi nhuận.

Ông Hồng Minh Nhật, Trường Phòng Kinh tế thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng cho biết thêm: Ngành sẽ phối hợp với các ngân hàng để triển khai tốt Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ máy móc phục vụ nông nghiệp; đồng thời cũng tranh thủ với Ngân hành Chính sách xem xét hỗ trợ đối với nguồn Quỹ quốc gia trong tìm kiếm việc làm để giúp cho bà con phát triển nghề trồng nấm rơm.

Thực tế cho thấy, người trồng nấm chỉ bỏ công chăm sóc, 1 công rơm trong khoảng 30 ngày cho thu nhập khoảng 600.000 đồng.

Chi phí đầu tư thấp nhưng thu lại lợi nhuận gấp đôi so với trồng lúa.

Do vậy, nếu tận dụng tối đa từ các nguồn rơm rạ để sản xuất nấm rơm thì sẽ tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở các địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành Phát Triển, Nhân Rộng Các Mô Hình Kinh Tế Ở Thạch Thành

Theo chân cán bộ xã Thạch Quảng, chúng tôi đến thăm mô hình chăn nuôi dưới tán rừng của gia đình anh Bùi Văn Cự tại làng Thố. Không giấu nổi niềm vui khi đã chọn được con đường làm giàu đúng đắn, anh Cự nhiệt tình dẫn chúng tôi đi thăm những chuồng trại dưới đồi mía và keo.

03/11/2014
Phát Triển Ca Cao, Nhìn Từ Một Số Mô Hình Thành Công Phát Triển Ca Cao, Nhìn Từ Một Số Mô Hình Thành Công

Vài năm gần đây, nông dân Đắk Lắk và một số tỉnh bắt đầu “bén duyên” với ca cao, loại cây trồng được xem như “cú hích” thúc đẩy phát triển kinh tế hộ gia đình. Nguồn thu nhập từ ca cao không những giúp nhiều hộ đồng bào cải thiện cuộc sống mà còn giúp họ thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

03/11/2014
Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Trên 1,1 Tỷ USD Xuất Khẩu Hồ Tiêu Đạt Trên 1,1 Tỷ USD

Thị trường Hoa Kỳ tăng 22,84% về khối lượng và tăng 36,58% về giá trị; Singapore tăng 55,5% về khối lượng và 95,14% về giá trị; Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất tăng 49,85% về khối lượng và tăng 79,4% về giá trị. Thị trường Ấn Độ tăng 97,0% về khối lượng và 2,3 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

03/11/2014
Hậu Giang Kêu Gọi Đầu Tư 10 Dự Án Nông Nghiệp Hậu Giang Kêu Gọi Đầu Tư 10 Dự Án Nông Nghiệp

Cụ thể gồm dự án NM bảo quản, chế biến trái cây có múi đặc sản Hậu Giang (vùng nguyên liệu 9.700 ha); NM bảo quản, chế biến khóm Cầu Đúc (2.000 ha); Đầu tư SX, tiêu thụ, chế biến cá đồng (1.500 ha); Chăn nuôi tập trung (trang trại từ 1.000 - 2.000 con heo, gia cầm 2.000 con trở lên);

03/11/2014
Khai Mạc Hội Chợ Khai Mạc Hội Chợ "Hạt Gạo Thơm - Thủy Sản Sạch - Trái Ngon"

Nằm trong chuỗi sự kiện Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL 2014 (MDEC - Sóc Trăng 2014) diễn ra từ ngày 2 - 7/11/2014, hôm qua (2/11), Ban tổ chức diễn đàn đã khai mạc hội chợ "Hạt gạo thơm - thủy sản sạch - trái ngon" tại Công viên Hồ Nước Ngọt (TP. Sóc Trăng).

03/11/2014