Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn

Sáng 2/1, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An và Đại học Huế, Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xuống giống sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn nhằm tuyển chọn các giống lúa chịu mặn phục vụ sản xuất tại các vùng đất sản xuất lúa bị nhiễm mặn ở huyện Tuy An và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong vụ sản xuất này, mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn ở huyện Tuy An đã sử dụng 14 giống GSR và 6 giống DV 09, DV 02, H1, H5, H11, H12 để sản xuất trên diện tích 4.000m² tại 2 cánh đồng Phú Thường (xã An Hòa), Đồng Tiệm (xã An Ninh Tây) và sử dụng 2 giống lúa ML 68 và ML 49 để sản xuất đối chứng. Thời gian thực hiện sản xuất mô hình này là 4 tháng.
Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.
Có thể bạn quan tâm

Với đề án nâng chất tiêu chí nông thôn mới ở TP.HCM giai đoạn 2015 – 2020,"môi trường sống của người dân nông thôn thành phố sẽ tốt hơn nhiều”. Đó là khẳng định của ông Trần Ngọc Hổ - Phó Giám đốc Sở NNPTNT, Chánh văn phòng Điều phối Chương trình NTM TP.HCM.

Đại diện Công ty CP Chăn nuôi C.P cho biết, doanh nghiệp này đang lập đề án xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Nga và EU.

Bức tranh HTX là không sáng, có nguyên nhân “bệnh thành tích”, chạy theo số lượng, buông lơi các điều kiện cần và đủ là: Xã viên, vốn, bộ máy cán bộ và phương thức hoạt động.

Từ một nông dân nghèo, sau 26 năm gắn bó với nghề chăn nuôi ông đã mày mò lai tạo thành công giống lợn Tây có ngoại hình to, khỏe, sức đề kháng tốt, mỗi năm thu gần 10 tỷ đồng, trừ chi phí lãi 1,6 - 1,8 tỷ đồng.

Đó là quan điểm của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NNPTNT) khi trao đổi với phóng viên NTNN về tình trạng một số thương lái dám sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thời gian qua.