Sản Xuất Khảo Nghiệm Các Giống Lúa Chịu Mặn
Sáng 2/1, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Phú Yên, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Tuy An và Đại học Huế, Trường đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tiến hành xuống giống sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn nhằm tuyển chọn các giống lúa chịu mặn phục vụ sản xuất tại các vùng đất sản xuất lúa bị nhiễm mặn ở huyện Tuy An và các địa phương khác trên địa bàn tỉnh Phú Yên.
Trong vụ sản xuất này, mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn ở huyện Tuy An đã sử dụng 14 giống GSR và 6 giống DV 09, DV 02, H1, H5, H11, H12 để sản xuất trên diện tích 4.000m² tại 2 cánh đồng Phú Thường (xã An Hòa), Đồng Tiệm (xã An Ninh Tây) và sử dụng 2 giống lúa ML 68 và ML 49 để sản xuất đối chứng. Thời gian thực hiện sản xuất mô hình này là 4 tháng.
Đây là vụ lúa thứ 2 mô hình sản xuất khảo nghiệm các giống lúa chịu mặn được thực hiện trên địa bàn huyện Tuy An. Trong vụ sản xuất hè thu 2013, mô hình này đã đưa vào sản xuất 20 giống lúa GSR, thời gian sinh trưởng của các giống lúa từ 87 đến 106 ngày.
Related news
Sau hơn nửa năm sử dụng chế phẩm vi sinh AT- YTB, mùi hôi chất thải chăn nuôi và sinh hoạt ở một số vùng nông thôn giảm rõ rệt, cuộc sống của người dân được cải thiện...
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 nên diễn biến thời tiết những ngày qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An chuyển biến thất thường.
Đi cho đến cùng của chuỗi sản phẩm chính là chiến lược phát triển mà anh Vũ Văn Nga-Tổng GĐ Cty CP TCty Giống cây trồng, con nuôi Ninh Bình hằng đeo đuổi.
Nhiều năm nay người dân xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) phát triển nghề ươm giống cây keo, bạch đàn, phi lao cho thu nhập cao.
Tính đến năm 2014, trang bị động lực bình quân trong SXNN cả nước đạt 1,6 mã lực/ha canh tác, tăng gấp 2 lần so với năm 2008.