Dây Chuyền Chế Biến Tinh Bột Sắn 120 Tấn/ngày

Cty CP Chế biến tinh bột sắn xuất khẩu Bình Định (BDSTAR) đã tổ chức kỷ niệm 10 năm thành lập và khánh thành dây chuyền nâng công suất chế biến tinh bột sắn từ 60 tấn lên 120 tấn sản phẩm/ngày.
Nhà máy đặt tại thôn Hữu Lộc, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ.
Trong năm 2014, nhà máy đã thu mua của nông dân 68.000 tấn sắn nguyên liệu, SX 30.000 tấn tinh bột, doanh thu đạt 150 tỷ đồng; nộp ngân sách nhà nước 8 tỷ, lợi nhuận 4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 150 công nhân với mức lương bình quân 3,5 triệu đ/người/tháng.
Dịp này Cty cũng đưa vào hoạt động hệ thống nhà xưởng, dây chuyền sấy bã sắn, công suất khoảng 6.000 tấn/năm để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.
Có thể bạn quan tâm

Từ khi cây dừa sáp ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh) được các nhà khoa học áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã mở ra hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng và giá trị cho loại trái cây đặc sản nổi tiếng cả nước. Nhờ đó, nông dân trồng dừa sáp tăng thu nhập gấp 2-3 lần, nhiều hộ trở thành triệu phú.

Thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam phụ thuộc ngày càng nhiều hơn vào Trung Quốc. Các thị trường truyền thống, lợi thế trước đây bị đánh mất vào tay các nước xuất khẩu khác.

Theo các đại lý thu mua cau tại huyện Sơn Tây, giá cau tăng đột biến vì ngoài thị trường tiêu thụ truyền thống ở Trung Quốc thì năm nay cau còn được xuất sang Ấn Độ.

Xuất khẩu điều hiện đang rất khả quan, đến nay đã xuất khẩu được 215.000 tấn nhân điều các loại, kim ngạch 1,56 tỷ USD (tăng 9% về lượng và 22% về kim ngạch so với cùng kỳ).

Thời gian qua, giá cao su xuất khẩu liên tục sụt giảm, diễn biến thất thường, thậm chí có thời điểm rơi xuống dưới 30 triệu đồng/tấn, chưa bằng một phần tư giá năm 2011.