Sản Xuất Giống Lúa Nguyên Chủng
Nhằm nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng, chủ động về nguồn giống lúa đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giống cây trồng tỉnh đã được Hội đồng Khoa học Công nghệ (Sở Khoa học - Công nghệ) duyệt cho triển khai thực hiện Dự án “Nâng cao chất lượng sản xuất giống lúa nguyên chủng trên địa bàn tỉnh”.
Dự án triển khai thực hiện trong vụ mùa năm 2014. Tổng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ của tỉnh hỗ trợ là 200 triệu đồng.
Giống lúa đưa vào sản xuất là giống HT9 được triển khai tại xã Mỹ Yên (Đại Từ) và xã Cổ Lũng (Phú Lương). Sau hơn 5 tháng, Dự án đã triển khai thành công mô hình sản xuất hạt giống lúa thuần chất lượng cao HT9, với quy mô 20 ha, mỗi xã 10ha.
Qua kiểm tra cho thấy, diện tích lúa sinh trưởng phát triển tốt, đang trong gian đoạn thu hoạch. Mô hình thực hiện tập trung, liền vùng, liền thửa; năng suất dự kiến đạt 1,8-1,9 tạ/sào.
Hiện, Trung tâm Giống cây trồng đã ký hợp đồng thu mua thóc giống với các hộ thực hiện Dự án với giá 10 nghìn đồng/kg, tương đương 1kg thóc giống bằng 1,2 kg thóc thương phẩm trong cùng một thời điểm. Thành công bước đầu của Dự án này góp phần nâng cao chất lượng hạt giống lúa, dần hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao theo hướng cánh đồng mẫu lớn trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 23/10, tại TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đến dự có ông Phan Huy Thông - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia và hơn 350 đại biểu là cán bộ nông nghiệp, bà con nông dân của 13 tỉnh ĐBSCL.
Vợ chồng đều là viên chức nhà nước, nhưng gia đình anh Trương Công Định ở tổ 7, khu phố Tân An, thị trấn Tân Phú (Đồng Phú - Bình Phước) lại thành công với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Giá bán chim giống 500 ngàn đồng/cặp, chim thịt 100 ngàn đồng/cặp, trừ chi phí gia đình anh Định thu lãi gần 100 triệu đồng mỗi năm.
Trước tình hình đó, những ngày qua, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo ngành chức năng cũng như chính quyền các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống, khoanh vùng không để bệnh lây lan ra diện rộng.
Chính vị trí địa lý đặc biệt ấy đã tạo nên một vùng tiểu khí hậu, thổ nhưỡng riêng có và tạo nên một giống gà bản địa thuần chủng, mà tên của thôn đã được đặt cho giống gà này: Gà Liên Minh.
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (KNKN) Quảng Bình đã thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt thả vườn trên địa bàn của 6 huyện, thị xã (Lệ Thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch, Ba Đồn và Tuyên Hóa) với quy mô 15.000 con, thực hiện tại 15 hộ, mỗi hộ 1.000 con.