Sản Xuất Cua Giống Bằng Quy Trình Vi Sinh

Trại sản xuất cua giống của anh Trần Văn Ẩn ở ấp An Bình xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú đã cho đẻ thành công cua giống nhân tạo bằng quy trình vi sinh. Đầu năm nay, với quy mô 20 bể xi măng và 25 bể composit, tổng dung tích 105m3 bể ươm, anh bắt tay vào sản xuất cua giống bằng phương pháp cho đẻ nhân tạo theo quy trình sinh học.
Anh Ẩn cho biết: Việc sử dụng vi sinh là nhằm ổn định môi trường, khống chế vi khuẩn có hại, kích thích cua lột xác, bắt mồi tốt, giúp cua tăng trưởng nhanh, tỉ lệ sống cao. Ưu điểm của quy trình sinh học là hoàn toàn không dùng hóa chất, kháng sinh suốt chu kỳ cho cua đẻ và ươm lên giống, nhằm tạo ra đàn cua giống tốt, sạch bệnh.
Với việc ứng dụng quy trình vi sinh này, tỉ lệ ươm nuôi cua giống đạt từ 8% đến 10%. Từ đầu năm 2007 đến nay, cơ sở anh Ẩn đã sản xuất được 5 đợt với lượng cua giống xuất bán trên 150.000 con. Sản xuất thành công giống cua biển nhân tạo bằng quy trình vi sinh là một bước đột phá trong quá trình ứng dụng khoa học công nghệ, đồng thời mở ra một triển vọng mới cung cấp cua giống cho nông dân trong tỉnh Bến tre và những tỉnh trong vùng.
Có thể bạn quan tâm

Thời điểm giá mủ cao, người nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước đổ xô chặt bỏ cây điều để trồng cao su. Tuy nhiên, sau thời gian dài giá mủ xuống thấp, thêm vào đó hai năm trở lại đây, điều được mùa, được giá, dễ trồng và ít công chăm sóc, người dân lại chặt cao su để trồng điều.

Tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn và có hiệu quả, từ đó giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây chè, đặc biệt dừng sử dụng Fipronil - hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm độc 2, không được đăng ký sử dụng trên cây chè tại Việt Nam.

Trong hơn 10 năm trở lại đây, các sản phẩm nông, thủy sản của Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong xuất khẩu, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân.

Tiếp tục đà sụt giảm từ đầu năm đến nay, tính chung 7 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu thủy sản chỉ đạt 3,53 tỷ USD, giảm 17% so với cùng kỳ năm 2014.

Viện Nghiên cứu và phát triển đồng bằng sông Cửu Long (ĐH Cần Thơ) đã nghiên cứu lai tạo và khôi phục nhiều giống lúa chịu mặn, chịu phèn giỏi.