Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo siết quản lý chất cấm trong chăn nuôi

Bộ trưởng Cao Đức Phát chỉ đạo siết quản lý chất cấm trong chăn nuôi
Ngày đăng: 08/09/2015

Theo chỉ thị của Bộ trưởng Cao Đức Phát, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi không chỉ có tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng, mà còn làm phương hại đến sản xuất ngành chăn nuôi trong nước, nhất là trong lúc sức ép của các loại thực phẩm nhập ngoại đang ngày một gia tăng. Việc làm này đồng thời còn là hành vi phi đạo đức phải bị cộng đồng, dư luận tố giác, tẩy chay.

Vì thế, để khẩn trương chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng trong tỉnh tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những nguy ngại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đối với sức khỏe cộng đồng, uy tín của ngành chăn nuôi Việt Nam; thông tin kịp thời cho dư luận biết về tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm.

Về việc kiểm tra ở địa phương, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu: tại các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi cần lưu ý các cơ sở gia công thức ăn chăn nuôi, phối trộn các loại premix, thuốc thú y, thức ăn bổ sung. Tại các cơ sở, trang trại chăn nuôi cần kiểm tra thức ăn chăn nuôi, nhất là nước tiểu vật nuôi ở giai đoạn vỗ béo, xuất bán đối với lợn thịt và bò thịt.

Tương tự, các lò mổ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận, nhất là nước tiểu của các loại lợn, bò thịt trước khi đưa vào giết mổ. Các chợ cần kiểm tra các mẫu thịt, gan, thận của lợn và bò thịt.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng đề nghị xử lý nghiêm các vi phạm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi theo các quy định của pháp luật, trong đó có Điều 155 Bộ Luật hình sự quy định đối với hành vi sản xuất kinh doanh, sử dụng hàng cấm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trên cơ sở đó, định kỳ ngày 25 hằng tháng, tổng hợp báo cáo tình hình kiểm soát chất cấm trong chăn nuôi trên địa bàn gửi Cục Chăn nuôi tập hợp báo cáo Bộ và Ban chỉ đạo 389 về phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.


Có thể bạn quan tâm

Lập vành đai đánh bật gia cầm nhập lậu Lập vành đai đánh bật gia cầm nhập lậu

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất giống gia cầm cho 7 tỉnh biên giới phía Bắc” đã triển khai được hơn 1 năm. Dự án không chỉ tạo ra được nguồn giống sạch dồi dào mà còn từng bước xây dựng một vành đai gia cầm vững chắc.

23/11/2015
14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục 14.000 tỷ đồng cho vay đóng tàu ngư dân oải vì thủ tục

Có tới 5 ngân hàng lớn cam kết dành 14.000 tỷ đồng thực hiện chương trình cho ngư dân vay vốn đóng tàu mới theo Nghị định 67 về thủy sản. Nhưng trên thực tế, do thủ tục cho vay bị “siết” khá chặt nên ngư dân “oải”...

23/11/2015
Rơm lên đời để sang Nhật Rơm lên đời để sang Nhật

Sau cá ngừ, tôm, xoài, rau củ..., sắp có thêm một sản phẩm nông nghiệp (nói đúng hơn là phụ phẩm) của Việt Nam sẽ được xuất khẩu vào Nhật Bản, đó là rơm. Điều này mở ra cơ hội lớn giúp nhà nông vùng đồng bằng sông Cửu Long nâng cao thu nhập.

23/11/2015
Đìu hiu nghề nuôi nhông Đìu hiu nghề nuôi nhông

Mặc dù nhông là con vật dễ nuôi, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ mạnh, thế nhưng chỉ sau vài năm thành lập Tổ hợp tác nuôi nhông xã Bình Thạnh (Bình Sơn, Quảng Ngãi), từ 24 thành viên, đến nay chỉ còn vài hộ giữ lại nghề này...

23/11/2015
Rau, thịt mất an toàn vẫn về Thủ đô Rau, thịt mất an toàn vẫn về Thủ đô

Sở NNPTNT Hà Nội đã ký kết hợp tác với các tỉnh, thành về cung ứng nông sản thực phẩm cho Thủ đô, nhưng thực tế tình trạng rau, thịt mất an toàn thực phẩm (ATTP) vẫn được đưa về tiêu thụ trên địa bàn Thủ đô…

23/11/2015