Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp

Sản Xuất Cá Tra Từng Bước Vận Hành Theo Cơ Chế Thị Trường Ở Đồng Tháp
Ngày đăng: 10/01/2013

Tính đến nay, diện tích nuôi cá tra toàn tỉnh Đồng Tháp là 1.943 ha, đạt 89,3% kế hoạch năm. Sản lượng cá tra 386.910 tấn, đạt 110,46% kế hoạch, năng suất trung bình 366 tấn/ha.

Phần lớn diện tích nuôi cá tra của tỉnh tập trung vùng nuôi doanh nghiệp (chiếm 64,5% diện tích) với 36 doanh nghiệp, trong đó những doanh nghiệp có vùng cá tra lớn nhất tỉnh là Công ty TNHH Hùng Cá có 187ha, Công ty Vĩnh Hoàn 116ha, Công ty Docifish 61ha, Công ty Tô Châu 47ha, Công ty Cửu Long 44ha. Số hộ nuôi cá tra đã giảm dần qua các năm chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ, ngoài vùng quy hoạch. Năm 2012, tổng số 428 hộ nuôi, tập trung nhiều nhất là huyện Châu Thành, Thanh Bình.

Trong đó, qui mô diện tích lớn hơn 1ha có 105 hộ, chiếm 24,53% tổng số hộ sản xuất cá tra toàn tỉnh. Về khả năng liên kết dọc, có 84,2% các hộ nuôi có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm và 87,5% hộ nuôi có liên kết với các nhà máy chế biến thức ăn hoặc đại lý cung ứng thức ăn, vật tư thủy sản.

Nhìn chung, sản xuất cá tra đã từng bước vận hành theo cơ chế thị trường và chuyển sang sản xuất hàng hóa với qui mô lớn và tập trung. Điểm nổi bật về sản xuất cá tra trong thời gian qua là sự sắp xếp lại tổ chức sản xuất, xây dựng được các ngành hàng cá tra. Một số doanh nghiệp thủy sản lớn như Vĩnh Hoàn, Hùng Cá, Hoàng Long, Hùng Vương đã tổ chức liên kết các khâu chế biến xuất khẩu, sản xuất nguyên liệu, cung cấp thức ăn thủy sản, thuốc và vật tư nghề cá, từng bước hình thành mô hình tập đoàn kinh tế lớn.

Bên cạnh đó, các hộ nhỏ đã thực hiện các liên kết ngang và liên kết dọc trong cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm. Các hộ không đủ điều kiện đã chuyển nuôi gia công cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng diện tích vùng nuôi khu vực doanh nghiệp lên 64,5% tổng diện tích. Sự chuyển biến này mở đầu cho một bước tiến mới trong sản xuất thủy sản, hướng đến sản xuất hàng hóa lớn vận hành theo cơ chế thị trường, đủ sức cạnh tranh và chấp nhận rủi ro nếu có xảy ra.


Có thể bạn quan tâm

Xoài Đồng Nai Xuất Khẩu Sang Thị Trường Ukraina Xoài Đồng Nai Xuất Khẩu Sang Thị Trường Ukraina

Cũng theo ông Bảo, sau đợt xuất hàng này, phía đối tác Ukraina tiếp tục ký hợp đồng nhập khẩu xoài của Hợp tác xã xoài Suối Lớn với số lượng ban đầu khoảng 1-2 container/tháng (1 container trên 20 tấn). Hiện Hợp tác xã đã có kinh nghiệm xử lý xoài ra trái rải vụ nên có thể đáp ứng được các đơn đặt hàng trái xoài tươi quanh năm.

12/02/2014
Miệt Vườn Ngày Tết Miệt Vườn Ngày Tết

Huyện Châu Thành A (Hậu Giang) có khoảng 3.300ha vườn cây ăn trái. Nếu như trước đây phần lớn trồng cây có múi thì hiện nay tùy theo điều kiện thổ nhưỡng từng vùng và thị trường mà các xã, thị trấn có loại trái cây thế mạnh riêng.

12/02/2014
Cây Táo Phủ Xanh Đất Bãi Cây Táo Phủ Xanh Đất Bãi

Đến nay, thôn có 70/109 hộ trồng táo với tổng diện tích gần 10 ha. Từ hơn 10 năm trước, gia đình chị Dương Thị Lựu, thôn Đồng Vân đã trồng táo trên đất cấy lúa không ăn chắc, nhờ đó mà kinh tế trở nên khá giả. Vụ này, chị thu ba tấn quả từ ba sào táo, lãi gần 30 triệu đồng.

12/02/2014
Người Trồng Quýt Ngọt Trên Đất Cằn Nam Sơn (Hòa Bình) Người Trồng Quýt Ngọt Trên Đất Cằn Nam Sơn (Hòa Bình)

Ông cũng từng trồng một số cây quýt - loại quýt cổ bản địa trên diện tích này nhưng hiệu quả kinh tế không đáng kể. Thu nhập chính của gia đình suốt ngần ấy năm chỉ trông vào một ít đất ruộng cấy lúa, chăn nuôi vài con lợn, con gà, kinh tế chủ yếu tự cấp, tự túc.

12/02/2014
Người Trồng Nho Ninh Thuận Trúng Lớn Người Trồng Nho Ninh Thuận Trúng Lớn

Hiện các vườn nho ở Ninh Thuận đang thu hoạch vụ chính, năng suất cao xấp xỉ 2 tấn/sào nên người trồng nho được lợi kép, tức vừa được mùa lại trúng giá. Ước tính mỗi sào nho, nông dân lãi ròng khoảng 25-27 triệu đồng.

12/02/2014