Tấm Áo Mới Của Một Công Ty Giống Nội
Quá trình cổ phần hóa Cty TNHH MTV Tư vấn & đầu tư phát triển Ngô trở thành Cty CP Đầu tư phát triển ngô Việt Nam diễn ra một cách suôn sẻ sẽ giúp cho đơn vị này có những hoạch định phát triển lâu dài trong tương lai…
2014 là một năm đầy thử thách với Cty TNHH MTV Tư vấn & đầu tư phát triển ngô. Nhập khẩu ngô hạt đầu năm nhiều khiến tiêu thụ ngô trong nước chậm, ảnh hưởng đến tâm lý người SX ngô. Sự biến động bất thường của thời tiết trong vụ xuân ảnh hưởng lớn đến năng suất thực thu.
Các giống ngô nội tung vào thị trường vấp phải sự cạnh tranh gay gắt với nhiều giống ngoại nhập của các đơn vị trong và ngoài nước có cơ chế kinh doanh “mềm dẻo, linh hoạt” hơn. Tuy thế, tổng doanh thu của đơn vị vẫn tăng 10,39% với lợi nhuận 11,2 tỷ đồng, vượt 8,59% so với năm trước.
Những kết quả đó là tiền đề thuận lợi để quá trình cổ phần hóa tại Cty diễn ra thuận lợi theo đúng quyết định số 118/QĐ-BNN-QLDN của Bộ NN-PTNT chuyển doanh nghiệp từ 100% vốn nhà nước thành Cty cổ phần.
Sau khi thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc cổ phần hoá…, Ban Chỉ đạo cổ phần hoá tiến hành thẩm tra kết quả kiểm kê, phân loại tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp, báo cáo Bộ trưởng Bộ NN-PTNT xem xét, quyết định.
Ngày 31/7/2014, Bộ đã ban hành Quyết định số 3368/QĐ-BNN-QLDN công bố giá trị doanh nghiệp của Cty TNHH MTV Tư vấn & đầu tư phát triển ngô trực thuộc Viện Nghiên cứu ngô tại thời điểm 31/03/2014 là 43.579.377.471 đồng.
Căn cứ vào quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa và tình hình thực tế của Cty, đơn vị đã xây dựng phương án cổ phần hóa và dự thảo điều lệ, báo cáo để Bộ phê duyệt.
Bao gồm: Đánh giá thực trạng của Cty ở thời điểm 31/3/2014. Xác định giá trị doanh nghiệp và những vấn đề cần tiếp tục xử lý. Hình thức cổ phần hóa và vốn điều lệ theo yêu cầu hoạt động SXKD. Cơ cấu vốn điều lệ, giá khởi điểm và phương thức phát hành cổ phiếu. Dự thảo điều lệ tổ chức và hoạt động theo quy định. Phương án sắp xếp lại bộ máy tổ chức và lao động. Xác định tiêu chí chuyên gia giỏi, cổ đông chiến lược để lựa chọn. Lập phương án hoạt động SXKD 3 năm sau cổ phần…
Theo đó vốn điều lệ của Cty là 33.000.000.000 (ba mươi ba tỷ đồng). Thủ tục đấu giá cổ phần công khai phát hành lần đầu được thực hiện vào ngày 25/11/2014 với kết quả đã hoàn thành 100%, bán cho nhà đầu tư chiến lược, bán cho người lao động theo đúng phương án được phê duyệt.
Căn cứ kết quả bán đấu giá cổ phần, Cty đã có tờ trình số 130/TV&ĐTPTN ngày 26/12/2014 trình Bộ về việc xin chủ trương cử người đại diện quản lý phần vốn nhà nước tại Cty cổ phần.
Tuy nhiên, hậu cổ phần hoá sẽ đi kèm sự xáo trộn, thay đổi lớn trong phương thức quản trị điều hành đòi hỏi có một khoảng thời gian để thích nghi. Khoảng thời gian đó để các thành viên trong Cty ổn định về tinh thần, yên tâm làm việc và tin tưởng vào năng lực lãnh đạo của Hội đồng quản trị và Giám đốc Cty.
Chuyển sang mô hình cổ phần sẽ giúp Cty có được sự chủ động, tăng tính tự chủ, tăng sức cạnh tranh trong hoạt động SXKD; tăng cường tính linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy nhằm thích ứng với sự biến động của tình hình kinh tế, xã hội.
Trong thời gian này, một phương hướng phát triển SXKD được hoàn thiện: Xây dựng và hoàn thiện đề án sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư, đòn bẩy tài chính. Phát huy mọi nguồn lực, đẩy mạnh hoạt động SXKD của Cty theo hướng đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch về sản lượng, doanh thu và lợi nhuận đã đạt ra.
Xây dựng thành công chiến lược về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng hệ thống văn bản quản lý, tổ chức sắp xếp và bố trí hợp hợp lý cơ cấu tổ chức quản lý của Cty cổ phần. Hoàn thiện công tác quản trị nhân lực, nhằm phát huy tối đa năng lực trí tuệ của cán bộ công nhân viên để thúc đẩy hoạt động SXKD của Cty.
Tăng cường quản lý chất lượng, áp dụng thành tựu của KHKT để không ngừng tăng năng suất lao động, giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến tới mục tiêu làm chủ được kế hoạch SX cũng như ổn định về chất lượng của sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
ST20 mang nhiều đặc điểm nổi trội của các giống tham gia tổ hợp lai như có mùi thơm; hạt gạo trong, cơm dẻo, vị ngọt; hàm lượng đạm cao ( ≥ 10%) lớn hơn gấp rưỡi gạo thường.
Thực hiện xây dựng NTM trong giai đoạn 2011-2015, Bình Định đã gắn kết chặt chẽ với việc đổi mới trong SXNN.
Giảm nghèo nhanh là một trong những kết quả đáng ghi nhận mà xã Vân Sơn, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) đạt được trong giai đoạn 5 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Đến nay, bình quân các xã trên địa bàn TP. Hải Phòng đạt 14 tiêu chí xây dựng NTM, trong đó 41 xã (chiếm 30% tổng số xã) cơ bản hoàn thành 19/19 tiêu chí quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng vừa phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án hỗ trợ phụ nữ trên địa bàn tỉnh học nghề tạo việc làm, giai đoạn 2016-2017 với tổng kinh phí thực hiện hơn 4,1 tỷ đồng.