Sản vật tiến vua dạt đầy bờ biển, dân nhặt được cả tạ
Anh Phạm Hoàng Gia, ngụ khu vực An Hải (thị trấn Thuận An), cho biết: Hải sâm còn sống dạt vào bờ chủ yếu vào lúc sáng sớm.
Đây là thời điểm có đông dân địa phương, du khách đổ về đây tắm biển, nên nhiều người vô cùng ngạc nhiên, thích thú. Hải sâm dạt bờ với lượng lớn, khiến người dân chỉ việc dùng túi nilon đi dọc bờ biển để nhặt về.
Hải sâm được bắt để làm thức ăn, phơi khô ngâm rượu chứ không bán, dù đây là loài hải sản đắt tiền.
"Dân ở đây không cần phải nhọc công lặn tìm mà chỉ cần đi dọc bờ là bắt được chúng. Từ hôm xuất hiện đến nay, dân Thuận An đã nhặt được cả tạ hải sâm", anh Gia kể.
Dân địa phương chỉ cần đi dọc bờ biển là bắt được một lượng lớn hải sâm.
Theo một số ngư dân có kinh nghiệm đi biển lâu năm, số hải sâm dạt vào bờ biển Thuận An chủ yếu là loài vú trắng. Con to nhất bằng cả ngón chân người lớn, trên thân có những chấm trắng.
Đây là một trong những loài đắt tiền nhất trong dòng họ hải sâm, mỗi cân khô trên thị trường hiện nay có giá không dưới 1 triệu đồng.
Hải sâm dạt lăn lóc vào bờ cát.
Khi phóng viên hỏi mua loại hải sản đắt tiền một thời dùng làm sản vật "tiến vua" này, dân địa phương cho biết, họ trữ lại để làm thức ăn, làm quà biếu người thân, hoặc phơi khô ngâm rượu chứ không bán.
Nhiều người nhặt được "lộc trời" nhưng không hay biết đây là loài hải sản rất có giá trị kinh tế. Có người còn nghi ngờ hải sâm xuất hiện nhiều có thể được thả từ một con tàu nào đó ở ngoài biển
Được biết, cách đây khoảng 1 tháng tại vùng biển xã Phú Diên (huyện Phú Vang) cũng từng xảy ra hiện tượng hải sâm dạt bờ, nhưng không nhiều như ở biển Thuận An mấy ngày nay. Trong khi, vùng biển TT Huế không phải là nơi tập trung phong phú loài hải sản quý giá này.Thành quả đạt được chỉ sau vài chục phút đi nhặt hải sâm.
Trao đổi với PV vào chiều 23.9, ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản tỉnh TT Huế, cho biết:
Việc hải sâm xuất hiện tại vùng biển Thuận An có thể là hiện tượng di cư tự nhiên giữa đại dương, hoặc do dòng hải lưu cuốn loài này từ một nơi khác đến, nên đó là điều bình thường.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, huyện Tháp Mười là địa phương có diện tích nuôi ếch lớn nhất tỉnh Đồng Tháp với hơn 40ha. Ước tính, trung bình mỗi năm địa phương có thể cung cấp 5 ngàn tấn ếch thương phẩm cho thị trường. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người chăn nuôi phải liên tục lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, khó khăn trong việc tìm đầu ra.
Ngày 7-3, UBND tỉnh Đồng Nai đã ra Quyết định số 587 công bố dịch cúm H5N1 tại huyện Vĩnh Cửu. Dịch xảy ra tại đàn vịt 5 ngàn con ở hộ chăn nuôi của bà Nguyễn Thị Hương (xã Mã Đà) và đàn vịt 3.200 con của ông Nguyễn Mạnh Hùng (khu phố 7, thị trấn Vĩnh An).
Thời gian qua, tại xã Sơn Bình (huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) nhiều hộ nông nhân đã thành công với mô hình nuôi nai.Đây là mô hình chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có đời sống khá giả.
Những ngày gần đây, liên tục có thêm các tỉnh, thành phố công bố xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm. Tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) nói riêng cũng như cả tỉnh nói chung, công tác phòng chống dịch đang được tích cực triển khai nhưng giá cả và sức mua mặt hàng này đã tụt dốc, khiến người nuôi lỗ nặng.
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Xây dựng biện pháp kỹ thuật trồng tỏi trên vùng đất cát ven biển tỉnh Khánh Hòa" được Chi cục bảo vệ thực vật tỉnh Khánh Hòa thực hiện trong giai đoạn 2012-2014. Sau thành công của mô hình trồng thử nghiệm trong vụ đông xuân năm 2012 – 2013, đề tài tiếp tục được mở rộng và đạt kết quả khả quan.