Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Loay hoay tìm cây trồng chủ lực

Loay hoay tìm cây trồng chủ lực
Ngày đăng: 23/10/2015

Trên địa bàn tỉnh hiện nay, nhiều địa phương đã có những sản phẩm từ trồng trọt tạo được tiếng vang và khẳng định thương hiệu như cây dứa ở Đại Lộc, tiêu Tiên Phước, dưa hấu Phú Ninh hay rau Trà Quế ở Hội An.

Tại Điện Bàn, cơ cấu các cây trồng trong nhóm ngành trồng trọt rất đa dạng và nhiều loại cây chiếm diện tích khá lớn nhưng vẫn không tạo được sức bật và sự ổn định để xây dựng thương hiệu và giúp nông dân yên tâm gắn bó.

Tổng diện tích gieo trồng vụ đông xuân 2015 ở Điện Bàn là hơn 11.670ha, ngoại trừ lúa, nhiều loại cây khác có diện tích lớn như đậu phụng (1.290ha), cải các loại (707ha), ớt (337ha), đậu côve (293ha) hay dưa hấu (180ha).

Diện tích và sản lượng thu được lớn là vậy nhưng người dân vẫn khó khăn khi sản phẩm mình làm ra luôn bấp bênh về giá cả và chưa tạo được tiếng vang trên thị trường.

Đơn cử như cây ớt, sau khi "méo mặt" vì trồng ớt Trung Quốc đầy đồng nhưng không bán được và để khô héo thì người dân tại các xã ở vùng Gò Nổi chuyển sang trồng cây ớt Hàn Quốc và thu được lợi lớn ở vụ đông xuân 2014.

Nhưng sang đến năm nay cây ớt Hàn Quốc lại tiếp tục rơi vào thảm cảnh được mùa rớt giá.

Chị Nguyễn Thị Tám (thôn Nam Hà 1, xã Điện Trung) cho biết:

"Vụ vừa rồi, thỉnh thoảng có một vài xe tải vào mua ớt thì nhiều nhà đổ xô thu hoạch để bán, còn lại đầu ra không ổn định khiến tôi và một số gia đình khác cảm thấy bất an nhưng cũng đành phải trồng bởi ớt đã gắn bó với nơi đây từ rất lâu rồi".

Cây ớt chưa đem lại hiệu quả và thu nhập kỳ vọng cho người dân.

Vài năm trở lại đây, nếu thời tiết ổn định, được mùa và được giá thì 1ha ớt cũng chỉ thu nhập được hơn 20 triệu đồng nên việc gắn bó và sống được với loại cây này cũng hết sức bấp bênh.

Còn với dưa hấu, nông dân chưa hết lo lũ trái mùa cuốn trôi thì lại thấp thỏm vì sản phẩm làm ra hầu như năm nào cũng bị thương lái ép giá.

Nhiều hợp tác xã nông nghiệp mặc dù kinh doanh có lãi nhưng chưa thể hiện được vai trò "bà đỡ" của kinh tế hộ.

Doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ đầu vào cho trồng trọt thì rất nhiều nhưng doanh nghiệp liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản lại quá ít.

Ông Lê Văn Ngọ - Phó Trưởng phòng Kinh tế thị xã Điện Bàn cho biết

: "Nhiều năm qua, Điện Bàn luôn cố gắng nắm bắt, đón đầu nghiên cứu những cây trồng có giá trị, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng ở địa phương để áp dụng cho nông dân, thế nhưng việc không tìm được đầu ra ổn định và chất lượng nông sản cũng chưa thật vượt trội khiến Điện Bàn chưa có được một loại cây trồng tạo được thương hiệu trên thị trường".

Cách đây khoảng một thập kỷ, cây bông vải và thuốc lá cũng từng tạo "cơn sốt" trên địa bàn huyện lúc bấy giờ khi rất nhiều người dân bỏ trồng lúa để chuyển sang các loại cây này.

Diện tích trồng bông có lúc lên đến gần 800ha, còn cây thuốc lá có diện tích khoảng 300ha.

Sau thành công bước đầu từ việc trồng bông, người dân đã hồ hởi ồ ạt tăng diện tích quá mức cộng với việc trồng trên các vùng đất không phù hợp, thiếu nước tưới nên cây bông đạt năng suất kém.

Còn với cây thuốc lá, từ khi kho chứa nguyên liệu thuốc lá của một công ty đặt tại xã Điện Thắng đóng cửa thì cây thuốc lá cũng lui về dĩ vãng.

Trong bối cảnh quỹ đất sản xuất nông nghiệp có hạn và thu hẹp bởi quá trình đô thị hóa thì việc đi tìm cho Điện Bàn những cây trồng phù hợp và đạt hiệu quả cao là một giải pháp quan trọng, cần thiết để phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa và bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Gây Quỹ Xóa Nghèo Từ Đất Công Gây Quỹ Xóa Nghèo Từ Đất Công

Sử dụng quỹ đất công, giao cho các tổ chức đoàn thể tăng gia sản xuất để gây quỹ rồi cho chính các hội viên của mình vay để xóa đói giảm nghèo - một cách làm hay của xã Kon Thụp (huyện Mang Yang, Gia Lai).

07/06/2014
Vượt Khó Làm Giàu Từ Nghề Ương Nuôi Cá Chim Giống Vượt Khó Làm Giàu Từ Nghề Ương Nuôi Cá Chim Giống

Xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có hơn 280 hộ dân là làm nghề nuôi trồng thủy sản. Qua giới thiệu của bác Lựu, Chủ nhiệm HTX nông nghiệp tôi được biết đến cơ sở ương nuôi cá chim giống qua đông đạt hiệu quả cao của ông Chinh – xóm Nội.

09/06/2014
Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại Giá Tôm Biển Đã Tăng Trở Lại

Sau một thời gian rớt giá, trong tuần qua, giá tôm biển các loại đã nhích lên từ 5.000-7.000 đồng/kg. Hiện tôm thẻ chân trắng (chiếm trên 90% diện tích thả nuôi) loại 100 con/kg có giá từ 85.000-90.000 đồng/kg. Tuy nhiên, với giá cả như hiện nay, nếu trúng vụ, người nuôi chỉ hòa vốn hoặc có lãi chút ít...

09/06/2014
Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông Biển Tây “Sốt” Con Banh Lông

Thời gian gần đây, mỗi ngày có tới 8-15 tấn banh lông được mua tại cảng An Thới, huyện đảo Phú Quốc để vận chuyển đi các nơi nhưng chủ yếu là xuất sang Trung Quốc. Loại hải sản thuộc dòng họ hải sâm này, ngay cả nhiều ngư dân đánh bắt cũng chưa một lần ăn thử. Nhưng giờ thì người người, nhà nhà đang kéo nhau đi cào banh lông, khiến ngư trường biển Tây thêm một phen dậy sóng...

09/06/2014
Lươn Giống Mười Ngọt Lươn Giống Mười Ngọt

Anh Nguyễn Văn Đường (ấp Vĩnh Phước, xã Vĩnh Bình, Châu Thành - An Giang) được đào tạo “Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi lươn đồng” do Trung tâm Giống thủy sản An Giang tổ chức, là một trong số ít nông dân thành công với mô hình làm ăn mới sau khi học nghề. Thông qua việc đầu tư cơ sở “Lươn giống Mười Ngọt”, mỗi năm, anh Đường có thu nhập trên 300 triệu đồng.

09/06/2014