Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Indonesia đã chấp nhận nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan

Indonesia đã chấp nhận nhập khẩu gạo từ Việt Nam và Thái Lan
Ngày đăng: 23/10/2015

Tuyên bố này được Tổng thống đưa ra ngày 21/10 tại hội chợ thương mại Indonesia (Trade Expo Indonesia) lần thứ 30 năm 2015 ở Thủ đô Jakarta và đây là lần đầu tiên ông khẳng định về chuyện Indonesia sẽ nhập khẩu gạo từ nước ngoài.

Trước đó, Tổng thống đã nhiều lần khẳng định rằng dù lượng gạo của Indonesia năm nay sản xuất được thấp hơn dự tính nhưng vẫn đủ để đáp ứng nhu cầu và quốc đảo sẽ tự cung tự cấp gạo sớm hơn kế hoạch là năm 2017.

Với dân số 250 triệu người và thói quen sử dụng gạo là lương thực chính thì gạo là mặt hàng thiết yếu và rất quan trọng đối với đất nước có dân số lớn thứ tư trên thế giới này.

Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, mùa khô năm nay kéo dài cộng với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino đã khiến 200.000ha lúa bị thiếu nước, trong đó có 30.000ha mất trắng.

Điều này khiến cho sản lượng lúa của nước này trong năm nay không thể đạt mức 75,5 triệu tấn như ước tính trước đó của Cục Thống kê Quốc gia Indonesia.

Indonesia đã phải đàm phán với các nhà sản xuất lúa gạo lớn trong khu vực về khả năng nhập khẩu dự phòng, theo đó, Việt Nam đã đồng ý cũng cấp 1 triệu tấn gạo trong khi Thái Lan chưa đưa ra con số cụ thể.

Tuy nhiên, Indonesia chưa khẳng định lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam vì còn cân nhắc đến nhiều yếu tố, trong đó có diễn biến của thời tiết sẽ có thể làm thay đổi những dự đoán trước đó về mức độ mất mùa.

Trước đó, vào thời điểm cuối tháng Chín, ​giám đốc BULOG Djarot Kusumayakti cho biết, lượng gạo tồn kho tính đến tháng 12/2015 dự kiến chỉ đạt khoảng 62.000 tấn, trong khi cần phải dự trữ từ 1,5-2 triệu tấn mới có thể đáp ứng nhu cầu trước khi vào vụ thu hoạch mới vào đầu năm 2016.


Có thể bạn quan tâm

Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống Chưa Quan Tâm Đúng Mức Nguồn Con Giống

Tuy nhiên ở nước ta, việc đầu tư phát triển nguồn con giống phục vụ cho chăn nuôi còn nhiều hạn chế. Hiện cả nước có 195 cơ sở sản xuất giống lợn cụ kị (GGP) và ông bà (GP) với tổng đàn nái khoảng 73,5 ngàn con, trong đó có 10 cơ sở, 4,4 ngàn lợn nái cụ kị và ông bà thuộc quản lý của Bộ NN&PTNT (chiếm 5,9% đàn GGP và GP của cả nước).

05/11/2013
Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà Tăng Thêm 1 Triệu Con Gà

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn Đồng Nai, tổng đàn gà trên địa bàn tỉnh hiện nay trên 11,6 triệu con, tăng khoảng 1 triệu con so với cuối năm 2012. Trong đó, chăn nuôi theo hình thức trang trại chiếm hơn 88%, chăn nuôi nhỏ lẻ chỉ gần 12%. Các công ty chăn nuôi nước ngoài và liên doanh chiếm gần 2/3 tổng đàn gà của tỉnh.

05/11/2013
Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò Phòng Chống Đói, Rét Cho Trâu, Bò

Hàng năm, UBND huyện đã xây dựng kế hoạch phòng chống đói, rét cho đàn trâu, bò; chỉ đạo các cơ quan liên quan, UBND các xã, thị trấn phối hợp với các hội đoàn thể và các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền, phổ biến kỹ thuật và kinh nghiệm phòng chống đói, rét, dịch bệnh cho trâu, bò đến tận người chăn nuôi. Thường xuyên cập nhật diễn biến thời tiết để người chăn nuôi chủ động hơn.

05/11/2013
Nhọc Nhằn Làm Nông Sản Sạch Nhọc Nhằn Làm Nông Sản Sạch

Họ đã từng háo hức làm bằng được nông sản sạch theo các quy trình GlobalGAP (chuẩn toàn cầu), VietGAP (chuẩn Việt Nam) để xin cấp giấy chứng nhận. Sau 1 năm chứng nhận hết hạn, tính toán lại số tiền bỏ ra làm GAP cao hơn nhiều so với tiền lời, nông dân lặng lẽ rút lui.

05/11/2013
Hướng Đến Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững Hướng Đến Phát Triển Hồ Tiêu Bền Vững

Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sâu bệnh hại hồ tiêu bùng phát khá mạnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn cho nông dân. Trong khi đó, do tiêu được giá khiến bà con ồ ạt mở rộng diện tích, càng làm cho dịch bệnh lây lan nhanh và khó kiểm soát. Để giúp nông dân khắc phục tình trạng này, Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp tỉnh Gia Lai đã xây dựng và chuyển giao mô hình phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM trên cây hồ tiêu, bước đầu thu được kết quả khả quan.

05/11/2013