Hỗ trợ nông dân Nam Trà My gần 26,7 tỷ đồng phát triển sản xuất

Từ nguồn vốn này, địa phương đã mua giống cây trồng, con vật nuôi như dê, bò, heo, sâm Ngọc Linh, quế Trà My… cấp cho các hộ, đồng thời cũng dành hơn 1,1 tỷ đồng để hỗ trợ dụng cụ sản xuất cho nông dân như ống nhựa dẫn nước, máy tuốt lúa, nông cụ khai hoang…
Đối với Nghị quyết 30a của Chính phủ, trong giai đoạn 2011 - 2014 đã đầu tư cho Nam Trà My hơn gần 13 tỷ đồng.
Nguồn vốn này chủ yếu để mua giống cây trồng, vật nuôi, dụng cụ sản xuất để cấp cho các hộ đồng bào thiểu số phát triển kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Theo đánh giá của UBND huyện Nam Trà My, nhờ sự hỗ trợ kịp thời và đúng trọng tâm của hai chương trình mục tiêu của quốc gia này, nhân dân Nam Trà My có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu.
Hiện trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều mô hình trồng trọt cho hiệu quả kinh tế cao như chuối mốc, quế, keo, bời lời đỏ...
Tổng đàn vật nuôi đến nay đã tăng lên hơn 11 nghìn con. Sản lượng lương thực cây có hạt tăng hơn 16%. Các chương trình còn giúp thay đổi tập tục sản xuất nông nghiệp của đồng bào miền núi.
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, bà con ngư dân Quảng Yên (Quảng Ninh) đang tích cực bám biển để khai thác vụ cá nam và khẩn trương thu hoạch tôm nuôi vụ xuân - hè để chuẩn bị thả nuôi vụ thu - đông. Phát huy lợi thế nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, 6 tháng đầu năm nay, tổng sản lượng thuỷ sản toàn thị xã đạt 8.364 tấn, tăng 14,8% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, sản lượng khai thác 6.071 tấn và sản lượng nuôi trồng 2.293 tấn.

Trước đó vào tháng 7-2013, dự án đã chọn 162 con bò cái giống lai Sind có trọng lượng từ 200kg trở lên của các hộ chăn nuôi ở hai huyện nói trên để gieo tinh nhân tạo giống bò nhập khẩu Red Angus. Kết quả, thụ thai gần 100% và năm hộ đợt đầu thu được 11 con bê lai Red Angus.

Câu chuyện tìm đầu ra cho hạt gạo đang chồng chất khó khăn. Mà nóng nhất là nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu sớm trong buồn bã khi giá lúa rớt thê thảm. Đã đến lúc nhìn lại những cái lợi, cái hại của quá trình sản xuất lúa 3 vụ/năm.

Theo ông Tủi, nuôi bò theo quy trình VietGAP đòi hỏi phải đáp ứng các tiêu chí về con giống, thức ăn, vệ sinh chuồng trại... và sẽ được cấp giấy chứng nhận khi đạt tiêu chuẩn. Được biết đàn bò sữa trên địa bàn hiện có khoảng 100.000 con, trong đó riêng Củ Chi chiếm hơn 65.000 con.

Ông Trần Quang Hành, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Châu Thành (Hậu Giang) cho biết, bệnh “lá đứng” trên cây chanh không hạt có biểu hiện lá to và đứng, có màu xanh, đặc biệt là không có khả năng cho ra hoa đậu trái, đây được xem là bệnh lạ chưa rõ nguyên nhân.