Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẵn sàng chăn nuôi vụ Tết

Sẵn sàng chăn nuôi vụ Tết
Ngày đăng: 29/10/2015

Nhu cầu tiêu thụ dịp tết của các loại đặc sản, như: gà thảo dược, gà Đông Tảo...cũng ngày càng lớn.

Theo đó, người chăn nuôi cũng mạnh dạn tăng sản lượng so với ngày thường.

* Heo “vui”, gà “buồn”

Hơn 2 năm trở lại đây, giá heo luôn đứng ở mức cao nên người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Đồng Nai mạnh dạn đầu tư.

Hiện có nhiều yếu tố thuận lợi để người nuôi heo tiếp tục tăng đàn cho thị trường mùa tết, như: thức ăn chăn nuôi giảm nhờ nguyên liệu đầu vào và thuế giảm; nhu cầu thu mua heo xuất đi Trung Quốc lớn khiến giá heo cao hơn hẳn so với cùng kỳ năm ngoái...

Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam cung cấp nhiều giống mới cho nông dân trong vụ chăn nuôi tết.

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, nhận xét: “Thời gian qua, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh tăng nhanh.

Chỉ riêng huyện Thống Nhất - địa phương chăn nuôi heo nhiều nhất của Đồng Nai, tính đến tháng 6-2015 tổng đàn đã đạt 364 ngàn con, tăng hơn 100 ngàn con so với cùng kỳ năm ngoái“.

Theo ông Đoán, hiện có nhiều tín hiệu vui để bà con đẩy mạnh tăng đàn cho mùa chăn nuôi tết vì vài tháng trở lại đây, thương lái thu gom heo xuất đi Trung Quốc rất nhiều, chiếm khoảng 1/3 sản lượng heo tại Đồng Nai nên giá heo luôn đứng ở mức cao.

Theo đó, tỉnh sẽ có nguồn thịt heo dồi dào cung cấp cho thị trường tết.

Trái với sự hồ hởi của người nuôi heo, các chủ trang trại chăn nuôi gà lại đang e dè khi bước vào vụ sản xuất tết vì đầu ra gặp khó khăn do áp lực cạnh tranh với gà ngoại.

Do giá thành liên tục đứng ở mức thấp, nhiều trại gà công nghiệp đang giảm đàn; người nuôi gà ta cũng rất thận trọng trong việc tính toán tăng đàn vụ tết vì lo đầu ra thị trường.

Ông Trần Anh Tùng, Tổ hợp tác chăn nuôi gà thả vườn xã Bình Sơn (huyện Long Thành), lo lắng: “Nhiều tháng nay, giá gà ta bán tại vườn chỉ khoảng 45 ngàn/kg gà trống và 55 ngàn đồng/kg gà mái.

Đây là mức giá người chăn nuôi hầu như không có lợi nhuận.

Chính vì vậy, người chăn nuôi đang gặp khó khăn trong đầu tư vào vụ chăn nuôi tết”.

Theo đó, đa số các trại nuôi gà ta tại địa phương chỉ giữ sản lượng tương đương với vụ tết năm ngoái.

Tuy nhiên, thị trường sẽ không lo thiếu hàng vì vụ tết các trại vẫn tăng đàn gấp đôi, gấp ba so với các tháng thường.

* Đầu tư cho đặc sản

Trong khi người chăn nuôi gà lo lắng bước vào vụ sản xuất tết thì các trang trại nuôi gà đặc sản lại đặt nhiều kỳ vọng vào mùa tiêu thụ lớn nhất trong năm này.

Ông Vũ Ngọc Tuấn, chủ trang trại nuôi gà Đông Tảo tại huyện Trảng Bom, cho biết hiện đã có khách liên hệ trang trại đặt hàng tết.

Vụ Tết 2016, trang trại tăng đàn lên gấp ba so với các tháng khác và quá trình chăm sóc cũng được chăm chút hơn hẳn vì nhu cầu mua gà biếu tăng cao.

Ông Tuấn so sánh: “Một cặp gà Đông Tảo đạt khoảng 7kg là xuất chuồng.

Gà biếu tết thường có giá bán từ 5 - 10 triệu đồng/cặp, gấp 2 - 5 lần so với gà thương phẩm mua để lấy thịt ăn.

Trọng lượng và chất lượng thịt của gà lấy thịt và gà làm quà biếu là tương đương nhau, mức giá chênh lệch chủ yếu do hình thức của con gà quyết định.

Để có gà đạt hình thức đẹp làm quà biếu, ngoài tuyển chọn khâu con giống, quá trình chăn nuôi cũng tỉ mỉ, chăm chút hơn.

Gà được nuôi nhốt riêng để bộ lông không bị hư do đá nhau...“.

Bà Cao Thị Ten, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Phú Ngọc (huyện Định Quán), chia sẻ: “Tôi đang tập trung tăng đàn gà thảo dược lên khoảng 50 ngàn con để cung cấp cho thị trường tết.

Toàn bộ sản phẩm gà thảo dược của hợp tác xã đều được doanh nghiệp bao tiêu với giá tốt.

Tuy nhiên, mức tăng này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường nên tôi đang liên kết với bà con để tiếp tục nhân rộng mô hình này“.


Có thể bạn quan tâm

Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản Tăng cường công tác thú y trong nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh Nam Định có gần 16 nghìn ha nuôi trồng thủy sản (NTTS), trong đó diện tích ao đầm nuôi thủy sản nước mặn, lợ tập trung chủ yếu ở 3 huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng; nuôi thủy sản nước ngọt nằm xen kẽ rải rác ở tất cả các địa phương trong tỉnh. Mặc dù lĩnh vực này phát triển khá mạnh nhưng việc thực hiện công tác thú y thủy sản còn nhiều hạn chế.

14/09/2015
Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế Phát triển bền vững ngành thủy sản cần tháo gỡ bất cập từ thể chế

Do hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực thủy sản thiếu đồng bộ và tồn tại bất cập khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn, cản trở đến sự phát triển bền vững của ngành. Đây là vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm đặt ra tại buổi làm việc mới đây giữa Đoàn kiểm tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật về xuất khẩu thủy sản từ giai đoạn nuôi trồng đến phân phối, xuất khẩu của TP Cần Thơ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố…

14/09/2015
 Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm Triển khai phòng chống dịch bệnh trên tôm

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện Lý Sơn, Bình Sơn, Mộ Đức, Đức Phổ, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và các sở, ngành liên quan.

14/09/2015
Diễn biến châu chấu tre và các biện pháp ứng phó Diễn biến châu chấu tre và các biện pháp ứng phó

Hiện nay châu chấu tre đang xuất hiện dày đặc và gây hại cây trồng trên địa bàn huyện Điện Biên (tại xã Mường Lói và Phu Luông). Phạm vi hoạt động của đàn châu chấu khá phức tạp, khó kiểm soát. Những ngày gần đây, loại côn trùng này có xu hướng lan rộng ra các vùng lân cận khiến người dân lo lắng…

14/09/2015
Khuyến cáo nhà nông không lơ là với bệnh bạc lá lúa Khuyến cáo nhà nông không lơ là với bệnh bạc lá lúa

Trước tình hình thời tiết bất lợi, sâu hại có nguy cơ bùng phát trên diện rộng, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang khuyến cáo người dân cần chủ động phòng bệnh trên diện tích lúa Thu Đông, nhất là ở thời điểm nhiều trà lúa đang trong giai đoạn làm đòng, trổ bông, nếu để xảy ra dịch bệnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng toàn vụ.

14/09/2015