Mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở Dương Huy (Quảng Ninh)
Đặc biệt là từ khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, được tạo điều kiện, bà con trong xã đã chủ động, tích cực triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế mới mang lại hiệu quả cao. Điển hình trong đó phải kể đến là mô hình thí điểm nuôi cá rô đầu vuông do anh Liêu Văn Hoàng đang triển khai.
Cũng theo đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã thì sở dĩ đây là mô hình mới, hiệu quả vì trên địa bàn xã có rất nhiều ao, hồ, sông, suối có khả năng nuôi thuỷ sản nhưng nhiều năm nay, bà con chỉ nuôi thả một số loại con truyền thống cho hiệu quả không cao. Nếu cá rô đầu vuông “trụ” được trên địa bàn thì sẽ mở ra cơ hội mới để bà con phát triển kinh tế, làm giầu trên đồng đất của mình…
Đến thăm mô hình của anh Liêu Văn Hoàng, chúng tôi được biết, anh là người dân tộc Sán Dìu, sinh năm 1960 trong gia đình có 8 anh chị em. Do gia đình nghèo khó, nên học hết lớp 7, Liêu Văn Hoàng đã phải ở nhà phụ giúp bố mẹ kiếm tiền nuôi các em. Năm 18 tuổi, anh tình nguyện nhập ngũ.
Sau 4 năm làm nghĩa vụ quân sự trên các tuyến biên giới của tỉnh, Liêu Văn Hoàng trở về địa phương và tham gia lực lượng Công an xã. Là người chịu thương, chịu khó anh Hoàng đã bỏ công sức cải tạo hơn 20ha đất rừng của gia đình để phát triển kinh tế, thế nhưng do thiếu vốn, kỹ thuật, nhiều năm liền, anh cũng chỉ trồng một số cây truyền thống như keo lấy gỗ, vải, nhãn và đào ao nuôi cá chép, cá trôi, nên hiệu quả kinh tế không cao. Đến đầu năm 2014, khi Phòng Kinh tế thành phố vào triển khai một số mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất ở địa phương, trong đó anh đặc biệt chú ý đến mô hình nuôi cá rô đầu vuông.
Anh nhận thấy gia đình có điều kiện để phát triển mô hình này vì có ao cá rộng, kỹ thuật nuôi cá rô đầu vuông cũng không quá phức tạp, lại được hỗ trợ giống nên anh đã chủ động cải tạo lại ao rồi viết đề án vay vốn hỗ trợ. Chỉ một thời gian ngắn, anh được xã phê duyệt cho vay hơn 200 triệu đồng để phát triển cây thanh long và mua giống cá rô. Không những vậy, để có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật, anh đã chủ động đi học vi tính và mua một bộ máy tính về để truy cập vào mạng internet. Chưa đầy 3 tháng sau, anh đã tiếp thu được cơ bản kiến thức về loài này.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá rô đầu vuông, anh Hoàng cho biết: Loại cá này có thể nuôi được 2 đến 3 lứa trong năm. Đây là giống được lai tạo nên chất lượng rất thơm, ngon, cá thành phẩm lại có trọng lượng cao hơn gấp nhiều lần cá rô phi đơn tính mà trước đây ở địa phương đã từng nuôi thả, nên rất dễ tiêu thụ khi có cá thương phẩm. Thức ăn của cá cũng đơn giản. Nhưng có cái khó đó là giống cá này không chịu được nhiệt độ thấp. Bởi vậy vào mùa đông, để khắc phục được tình trạng này thì mỗi khi cho cá ăn, anh đều đun nóng thức ăn.
Kết hợp với đó, nhằm tăng nhiệt trong ao, anh cho thêm nhiều cỏ và quy hoạch một vùng ao nước sâu để cá tập trung vào những ngày nhiệt độ thấp… Sau thời gian nuôi thả, 2,5 vạn cá của anh đã sinh trưởng rất tốt. Mẻ cá đầu tiên thu hoạch cá to đều nhau, con nào cũng trọng lượng từ 500 đến 600g. Mẻ cá đầu tiên anh bán hơn một tấn với giá gần 100.000 đồng/kg thu về gần 100 triệu đồng. Trước khi chia tay chúng tôi, anh Liêu Văn Hoàng cho biết thêm: Ao của gia đình anh thả 2,5 vạn con cá, nếu thu hoạch hết sẽ thu được vài trăm triệu đồng. Trừ các khoản chi phí, sẽ thu lãi hơn 200 triệu đồng.
Từ thực tiễn mô hình của anh Liêu Văn Hoàng, hiện nhiều nông dân trong xã đang tích cực cải tạo ao, đầm để nuôi cá rô đầu vuông. Nếu mô hình này được triển khai thành công, nhiều người dân ở đây sẽ có cơ hội làm giầu.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2012 là một năm đầy khó khăn của các hợp tác xã (HTX) nghêu. Đầu năm 2011, nghêu con và nghêu thịt tại nhiều HTX chết hàng loạt, ở các HTX Tân Thủy, An Thủy (Ba Tri - Bến Tre), tỷ lệ nghêu chết đến 90% nên sản lượng khai thác năm 2012 rất thấp.
"Trước kia gia đình anh Thủy là một trong những hộ nghèo nhất xã. Nhưng từ ngày anh nuôi chim bồ câu, lợn, gia đình anh trở thành hộ có thu nhập khá trong xã" - ông Lê Thanh Sơn - Chủ tịch Hội ND xã Yên Thành, huyện Yên Mô, Ninh Bình, cho biết.
Với 17 ha cao su, 3 ha luồng, đàn gia súc, gia cầm hàng trăm con, tạo công ăn việc làm cho 15 - 20 lao động địa phương; trừ chi phí mỗi năm thu lãi hơn 1 tỷ đồng. Đó là mô hình kinh tế trang trại của chàng trai người dân tộc Mường - Quách Văn Tùng, SN 1983 tại thôn 10, xã Ngọc Liên, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Đầu tháng 3/2000, Phòng NN - PTNN Thành phố phối hợp với Tổng đại lý phân phối BRF-02 AQUAKIT đã tổ chức hội thảo với hơn 80 hộ nuôi tôm ở Quy Nhơn về các mô hình nuôi tôm thí điểm dùng chế phẩm BRF-02 AQUAKIT. Đa số những người tham dự hội thảo đều nhất trí cho rằng với chế phẩm BRF-02 AQUAKIT, nghề nuôi tôm ở Quy Nhơn đang có một triển vọng rất khả quan.
Trên khu đồng trũng, cấy lúa quanh năm mất mùa, gia đình anh Nguyễn Văn Trực và chị Vũ Thị Vụ, thôn 3, xã Vạn Thái, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) đã mạnh dạn nhận xin dồn đổi ruộng làm trang trại. Đến nay, trang trại nuôi vịt, lợn kết hợp thả cá của gia đình anh Trực cho thu nhập 500 - 600 triệu đồng mỗi năm.