Anh thương binh giữ vững danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi
Một trong những bí quyết thành công của anh là phải biết nhạy bén trong sản xuất, kinh doanh.
Sau gần 10 năm phục vụ trong quân ngũ, anh Vũ Ngọc Nhanh phục viên trở về quê hương Hưng Yên, hưởng chế độ thương binh hạng 4/4, đến năm 1992 anh đưa vợ còn vào thôn 08, xã EaM’Droh, (nay là thôn Hiệp Hưng, xã Quảng Hiệp) lập nghiệp.
Thời gian đó, cuộc sống của gia đình gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào chăn nuôi heo, kết hợp với đi làm thuê, làm mướn.
Với sự chịu khó, dành dụm của hai vợ chồng năm 1997 gia đình anh đã mua được 03 ha đất.
Ngoài việc đưa các loại cây truyền thống vào trồng, là người nhanh nhạy trong làm ăn anh Nhanh còn tìm kiếm thêm những mô hình kinh tế mới, hiệu quả để áp dụng vào sản xuất và anh đã mạnh dạn đưa cây bông vải vào trồng.
Để nâng cao kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bông anh đã thường xuyên đi học tập kinh nghiệm ở những người đi trước, cũng như qua sách, báo nên cây bông luôn sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại hiệu quả cao.
Làm ăn hiệu quả, năm 2000 anh đã mua được thêm 1,3 ha đất về trồng cà phê.
Trong sản xuất, kinh doanh anh Nhanh luôn có những cách làm hay để nâng cao hiệu sản xuất, như trồng xen thêm một số loại cây trồng như: bắp, đậu, cây tiêu và một số cây ăn quả trên một đơn vị diện tích canh tác và tận dụng các phế phẩm trong nông nghiệp tạo thành phân để bón cho cây trồng, do vậy đã hạn chế được một phần chi phí đầu tư mà cây trồng vẫn phát triển tốt và đem lại hiệu quả cao.
Với 1,3 ha đất canh tác mỗi năm anh thu được khoảng 4,5 tấn cà phê và hơn 01 tấn tiêu.
Năm 2009, sự nhạy bén trong làm ăn tiếp tục được anh thể hiện tốt, bằng việc quyết định bán 03 ha đất canh tác của gia đình chuyển sang lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, kết hợp với nhận thầu xây dựng.
Hiện nay, mỗi năm anh nhận thầu xây dựng 05 ngôi nhà lớn, nhỏ, đã giải quyết việc làm thường xuyên cho 16 lao động ở địa phương, (chủ yếu là con em của các cựu chiến binh), với mức thu nhập 200.000 đồng/ngày.
Trừ chi phí đầu tư gia đình anh vẫn thu lãi trên 200 triệu đồng/năm.
Nhờ làm ăn hiệu quả, năm 2007 anh đã vinh dự được Hội nông dân huyện là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đến nay danh hiệu nay vẫn được anh tiếp tục giữ vững danh hiệu này.…
Có thể bạn quan tâm
Anh Nguyễn Đắc Khánh, Chủ tịch Hội nông dân xã Lộc Thạnh (Lộc Ninh - Bình Phước) cho biết: Ấp Thạnh Cường và Thạnh Biên hiện là vùng trọng điểm của hồ tiêu. Được giá, được mùa tiêu, nhiều nông dân ở Lộc Thạnh trở thành tỷ phú. Họ cũng là những người giàu lòng nhân ái sẻ chia với người nghèo.
Năm 2008, huyện Lương Sơn có 6.712 hộ ở 18 cơ sở hội đăng ký gia đình nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, chiến 60% hộ nông dân toàn huyện. Ngày càng nhiều những mô hình nông dân làm kinh tế giỏi có mức thu nhập từ 30 triệu đồng/năm trở lên ở các xã Hòa Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Nhuận Trạch, Thị trấn...
Nông dân nước ta rất giỏi, sáng tạo, sáng chế, cải tiến ra rất nhiều loại máy móc, thiết bị... Cần hỗ trợ thêm cho nông dân, chính sách cho nông dân phải tạo chuyển động mạnh hơn, giúp nông dân giảm thiểu rủi ro, hội nhập hiệu quả hơn nữa.