Sản phẩm dừa nhập khẩu vào Đài Loan là thực phẩm bắt buộc phải kiểm nghiệm

Vụ Thị trường châu Á Thái Bình Dương (Bộ Công thương) cho biết, theo thông báo của Cục Thương mại quốc tế Đài Loan, kể từ ngày 12/6/2015, Đài Loan thay đổi điều kiện nhập khẩu vào Đài Loan đối với hai sản phẩm từ dừa có mã HS 0801190090-1 (dừa khác) và 9812000019-9 (dừa khác thuộc HS0801190090).
Theo đó, hai sản phẩm dừa nêu trên được điều chỉnh từ chỗ chưa phải thực phẩm thành thực phẩm và bắt buộc phải kiểm nghiệm thực phẩm khi nhập khẩu vào Đài Loan (chi tiết xem tại đây ).
Theo số liệu thống kê của Cục thương mại quốc tế Đài Loan, năm 2013 và 2014, Đài Loan nhập khẩu dừa mã HS 0801 (Coconuts) của Việt Nam với trị giá tương đối lớn, đạt 13,4 triệu USD năm 2013, và 15,1 triệu USD năm 2014 (tăng 12,7%), chiếm 85,3% tổng giá trị nhập khẩu dừa trong cùng kỳ của Đài Loan.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 20 tháng 9 năm 2013, Trạm Khuyến nông Khuyến ngư huyện Đăk Mil (Đăk Nông) đã tổ chức Hội thảo tổng kết mô hình nuôi cá rô đầu vuông tại một hộ nông dân thực hiện mô hình ở xã Đăk Lao.

Tính từ đầu năm đến nay, tổng sản lượng khai thác thuỷ sản trong toàn tỉnh Cà Mau đạt 339.765 tấn, trong đó có 114.215 tấn tôm, còn lại là các loại thuỷ sản khác, đạt gần 80% kế hoạch, tăng 3,2% so cùng kỳ năm trước.

Thời gian gần đây, bà con trồng sả ở huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá sả liên tục ổn định ở mức cao trong hai năm qua, nhiều nông dân trồng sả thu lợi nhuận gần 150 triệu đồng/năm. Chính vì vậy, đến nay diện tích trồng sả toàn huyện đạt gần 450 hecta, tăng gấp 10 lần so với đầu năm.

Những năm gần đây, được hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp, nhiều địa phương đã mạnh dạn hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, phát triển nhiều mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Bhríu Pố (thôn A Rớh, xã Lăng, Tây Giang) - người được mệnh danh là “vua sâm ba kích” của Quảng Nam bây giờ vẫn gắn chặt với núi rừng và những cây ba kích của mình. Trăn trở lớn nhất của ông là làm thế nào để giống cây quý hiếm này trở thành loại cây chủ lực giúp nhân dân địa phương thoát nghèo.