Ông chủ nhiệm hợp tác xã tuổi trâu, làm cũng như trâu

Tuổi trâu, làm cũng như trâu
Trước khi làm chủ nhiệm HTX nông nghiệp xã Minh Châu, anh Đạt đã từng trải qua rất nhiều nghề, từ đi đào đãi vàng, cán bộ thú y, bí thư chi bộ xóm…
Nhưng có lẽ bước ngoặt lớn nhất trong cuộc đời anh là năm 2012, sau nhiều ngày trăn trở, anh Đạt quyết định xây dựng trang trại nuôi bò sữa với tổng số vốn đầu tư lên đến 1 tỷ đồng.
Quyết định này của anh đã gặp phải sự phản đối của nhiều người trong gia đình, nhất là vợ. Anh Đạt kể: “Vợ tôi là giáo viên, không quen làm nông. Biết tôi làm trang trại, cô ấy “giãy nảy” lên vì sợ sẽ vất vả theo. Khuyên can tôi không được, cô ấy quay ra than trách số phận, trót lấy chồng tuổi trâu nên cứ ưa việc nặng nhọc. Tôi phải trình bày chi tiết kế hoạch làm trang trại vợ mới đồng ý”.
Anh Nguyễn Danh Đạt – Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp xã Minh Châu chăm sóc đàn bò sữa của gia đình.
Sẵn kiến thức chăn nuôi cộng với tính chăm chỉ, tháo vát nên việc chăn nuôi bò sữa của anh ngày càng thuận lợi.
Đàn bò phát triển tốt, nhiều con cho sản lượng sữa cao, từ 25 – 30kg sữa/con/ngày. Số lượng đàn bò sữa tăng dần từ 7 con ban đầu lên 40 con.
Để việc chăn nuôi hiệu quả, anh Đạt đã trồng 4ha cỏ làm thức ăn cho đàn bò và cơ giới hóa từng khâu, từ vắt sữa, cắt cỏ, hệ thống làm mát chuồng trại… Nhờ đó, với 40 con bò sữa, anh Đạt chỉ cần thuê 4 người làm.
Cùng với nuôi bò sữa, anh Đạt còn nuôi 25 con lợn nái hướng nạc. Từ chăn nuôi bò sữa và lợn, mỗi năm anh Đạt có doanh thu 3 – 4 tỷ đồng, trừ chi phí anh còn lãi khoảng 500 triệu đồng.
Thành lập “ngân hàng bò sữa”
Thấy anh Đạt nuôi bò sữa cho thu nhập cao, nhiều hộ dân trong xã đã chuyển từ nuôi bò thịt sang nuôi bò sữa. Tuy nhiên, chi phí đầu tư khá cao (từ 50 – 70 triệu đồng/con) nên không phải ai cũng có thể mua được. Anh Đạt nảy ý tưởng cho các hộ khó khăn vay bò sữa để chăn nuôi mà không hề tính lãi.
Dần dà, nhà anh nghiễm nhiên trở thành “ngân hàng bò sữa” cho bà con trong xã với quy mô khá chuyên nghiệp, từ cung cấp giống bò, máy vắt sữa, thức ăn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò sữa và sau đó là thu mua sữa bò tươi.
Gia đình anh Nguyễn Công Hưng (xóm 5) là 1 trong hơn 30 hộ gia đình được anh Đạt hỗ trợ 3 con bò sữa trị giá lên tới 170 triệu đồng. Anh Hưng tâm sự:
“Nhờ sự giúp đỡ của anh Đạt mà đến nay gia đình tôi đã có tới 9 con bò sữa, cho thu nhập mỗi tháng vài chục triệu đồng”.
Hỏi anh Đạt có liều không, khi mà bao vốn liếng đầu tư cho bà con mà không cần đến 1 mảnh giấy cam kết? Anh Đạt cười bảo: “Cùng là bà con trong xã thân quen với nhau nên giúp nhau được gì thì tôi giúp nhiệt tình…”.
Thấy việc bán sữa của bà con gặp nhiều khó khăn, tháng 1.2013 anh Đạt đứng ra hợp tác với Công ty cổ phần Sữa quốc tế (IDP), đảm bảo thu mua sữa hàng ngày với giá cả phù hợp cho bà con. Hiện anh đang đứng ra thu mua sữa cho khoảng 2/3 số hộ nuôi bò sữa trong xã”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nông dân trồng lúa trong vùng nước nhiễm mặn của các huyện phía Bắc của các tiểu bang, đặc biệt là tiểu bang Kattampally, có thể trồng giống lúa hữu cơ chịu mặn mới được lai tạo trong chương trình nhân giống cây trồng hữu cơ của Trạm Nghiên cứu Nông nghiệp Vùng (RARS) tại Pilikkode thuộc Kasaragod của Ấn Độ.

Sau một thời gian tăng giá cục bộ, những ngày qua giá các loại phân bón đã ổn định trở lại.

Trong 6 tháng đầu năm 2015, ngành điều là một trong số rất ít nông sản có khối lượng và giá trị xuất khẩu tiếp tục khởi sắc. Tuy nhiên, ngành hàng này vẫn còn một số tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ cần thiết phải tập trung tháo gỡ.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nông-lâm-thủy sản tháng 6/2015 ước đạt 2,6 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu của ngành sáu tháng đầu năm 2015 lên 14,42 tỷ USD, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm 2014.

Ngày 23/6, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản gửi các đơn vị kiểm dịch thực vật thực hiện miễn thu phí kiểm dịch thực vật đối với quả vải tươi xuất khẩu bằng đường hàng không để đẩy mạnh xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam, đặc biệt là sang các thị trường mới mở.