Sản Lượng Tôm Thế Giới Có Thể Tăng Găp Đôi Trong 15 Năm Tới
Sản lượng tôm thế giới, hiện đang trong khoảng 7 - 8 triệu tấn, có thể tăng gấp đôi lên 11 - 18 triệu tấn vào năm 2030, theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Trong Hội nghị Tôm Thế giới tổ chức ngày 6/10 tại Vigo, Galicia, Audun Lem – phụ trách về thương mại và các sản phẩm thủy sản của FAO, nói rằng các nước sản xuất tôm tin tưởng về sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực sản xuất tôm với sản lượng và chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, ông cho rằng, sự gia tăng sản xuất sẽ được xác định bởi các yếu tố như sự phát triển kinh tế, giá năng lượng hoặc sự phát triển của Trung Quốc.
Ngoài ra, Lem dự đoán rằng giá tôm có thể giảm trong tương lai, tùy thuộc vào sự gia tăng nhu cầu.
Tổng thư ký Nghề cá Andres Hermida lưu ý rằng, mặc dù sản lượng của Tây Ban Nha không vượt quá 4.500 tấn, nhưng tôm là một nguồn lực có tầm quan trọng thương mại lớn.
Hiện nay, hơn một nửa giá trị NK thủy sản Tây Ban Nha là tôm đông lạnh, với ngành công nghiệp chế biến của Vigo và Nam Galicia như một trung tâm tham vấn.
Hermida cũng thừa nhận rằng, vẫn còn những khó khăn vể hành chính để xây dựng một nhà máy mới trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mới, bởi tình hình hiện nay không khuyến khích các DN đầu tư.
Trong khi đó, Paloma Rueda, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Biển (CETMAR) cho biết, Tây Ban Nha là nhà NK tôm hàng đầu châu Âu. Mỗi năm châu Âu NK 150.000 tấn vào thị trường châu Âu, trong đó Tây Ban Nha chiếm 35%.
Hội nghị Tôm Thế giới được phối hợp tổ chức bởi FAO và Hiệp hội các nhà bán buôn, nhà NK, nhà sản xuất và XK thủy sản Tây Ban Nha (CONXEMAR), và diễn ra trước lễ khai mạc Hội chợ Thủy sản đông lạnh quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Ngày mới xuất hiện, cây dó bầu được xem như là cơ hội làm giàu cho bao nông dân nghèo ở huyện Tân Phú (Đồng Nai), đặc biệt là ở vùng điều kiện đất đai cằn cỗi, đồi dốc khó trồng các loại cây công nghiệp khác.
Giá trị loại cây này cao gấp 2,6 lần cà phê, 6 lần cây chè, 3,8 lần cây điều, gấp 4 lần cây cao su. Thị phần nhập khẩu hồ tiêu Việt Nam vào châu Âu hiện chiếm 34%, châu Á 36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%. Đó là thông tin tại hội nghị thường niên Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế IPC, tổ chức tại TP HCM từ ngày 27 đến 30-10.
So với cùng kỳ năm 2013, số hộ sản xuất nấm rơm, nấm sò trên địa bàn huyện giảm nhiều. Đến nay, toàn huyện mới có hơn 30 hộ đưa nguyên liệu vào sản xuất nấm, trong đó 20 hộ sản xuất nấm sò, 12 hộ sản xuất nấm rơm. Các xã có số hộ sản xuất nấm nhiều gồm: Đoàn Lập, Quang Phục, Bạch Đằng, Kiến Thiết.
Trong khi nông dân ở các tỉnh khác đang vất vả đối mặt với bệnh cây tiêu chết nhanh, chết chậm (CN - CC), thậm chí nhiều hộ gia đình phải bỏ cả vườn tiêu thì tại BR - VT, từ 3 năm trở lại đây người trồng tiêu đã tìm ra nguyên nhân và có giải pháp khắc phục bệnh này khá hiệu quả.
Từ đầu năm đến nay, nông dân trong huyện đã sử dụng 450 ha diện tích rơm để trồng nấm, tập trung tại các xã: Kế Thành, Kế An, Thới An Hội, Đại Hải, Ba Trinh... Tranh thủ thời gian nông nhàn, lấy công làm lời, nhiều hộ nông dân khấm khá nhờ trồng nấm rơm.