Phòng Chống Bệnh Hoại Tử Gan Tụy Trên Tôm Nuôi
Quảng Nam đang nỗ lực phòng, chống bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi nói riêng, khống chế dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ nói chung.
Tạo môi trường nuôi an toàn
Thời gian qua, bệnh hoại tử gan tụy đã trở thành nỗi ám ảnh lớn của người nuôi tôm cả nước nói chung, Quảng Nam nói riêng. Gần đây, GS. Donal Lightner và các cộng sự ở Đại học Arizona (Mỹ) đã xác định, dịch bệnh do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Vi khuẩn này khi gây bệnh đã bị nhiễm bởi một loại thực khuẩn sinh ra độc tố cực mạnh làm mất chức năng và phá hủy mô cơ quan tiêu hóa gan tụy của tôm nuôi.
Việc xác định được bệnh thường xuất hiện trên tôm từ giai đoạn giống đến nuôi thương phẩm và trầm trọng hơn khi các yếu tố nhiệt độ, độ mặn, pH trong ao nuôi cao và hàm lượng oxy hòa tan thấp đã giúp cho các ngành chức năng chủ động đề xuất các giải pháp phòng và chống dịch bệnh.
Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), để khống chế bệnh hoại tử gan tuỵ, ngành nông nghiệp các địa phương cần khuyến cáo hộ nuôi thực hiện các giải pháp: kiểm soát tốt vi khuẩn Vibrio trong quá trình nuôi bằng cách chuẩn hóa các tiêu chuẩn môi trường nuôi trong ngưỡng cho phép; thả nuôi tôm giống với mật độ thưa; khuyến khích ương dưỡng tôm nuôi trước khi thả vào ao nuôi.
Cùng với đó là chuyển giao thật kỹ quy trình, biện pháp nuôi mới, hiệu quả cho người nuôi. Nông hộ cần tuân thủ mùa vụ thả nuôi hợp lý để giảm thiểu tác hại từ môi trường bên ngoài vào ao nuôi.
Liên quan đến các tác hại có thể dẫn đến bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nuôi tại các vùng nuôi trên địa bàn tỉnh, nhiều ý kiến cho rằng, hiện tại, vi khuẩn Vibrio trong môi trường và trên tôm post (tôm giống được ương nuôi) tại Quảng Nam chưa được kiểm soát tốt.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam khuyến cáo, các hộ nuôi cần chọn tôm giống sạch bệnh, được kiểm dịch, không mang các tác nhân gây bệnh hoại tử gan tụy, không có dấu hiệu bất thường ở gan tụy. Khi nuôi, nên thả nuôi mật độ dày (tôm sú 10 - 15 con/m2, tôm thẻ 30 - 60 con/m2 đối với tôm nuôi vùng triều).
Người nuôi cần sử dụng chế phẩm sinh học có chất lượng để khống chế, lấn áp vi khuẩn Vibrio trong ao nuôi; sử dụng thức ăn thích hợp, không để dư thừa thức ăn trong ao nuôi tôm. Các post tôm giống cũng cần phải được thả nuôi thích hợp: thả giống cỡ post 12 trở lên đối với tôm thẻ và post 15 trở lên đối với tôm sú. Khi bắt giống về, các hộ nuôi nên ương tôm giống riêng lẻ từ 10 - 15 ngày rồi mới thả nuôi trong ao đầm lớn.
Chủ động khống chế
Điểm yếu cố hữu của nghề nuôi tôm nước lợ tồn tại suốt thời gian qua tại Quảng Nam là hạ tầng sơ sài: không có ao xử lý nước cấp, nguồn nước cấp; nước thoát nằm gần nhau nên khi bệnh xảy ra không thể khống chế, dịch bệnh lây lan nhanh. Các dịch bệnh đốm trắng, taura… liên tục xảy ra suốt thời gian qua gây mất mùa, thua lỗ. Ước tính, cứ 10 tấn tôm mà nông hộ thu hoạch được trên 1ha diện tích phải thải ra ao nuôi 7 tấn chất thải. Tuy nhiên, các hộ nuôi chưa chú trọng đầu tư hệ thống xử lý chất thải mà xả thẳng ra môi trường gây mặn hóa nguồn nước ngầm.
Hiện tượng này là “môi trường” thuận lợi cho bệnh và dịch bệnh phát tán trên tôm nuôi. Bà Phạm Thị Hoàng Tâm - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Quảng Nam cho biết: “Khống chế dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ là câu chuyện dài nhưng bao giờ cũng mang tính thời sự. Bởi vậy, người nuôi cần chung tay với ngành nông nghiệp trong việc thực hiện các giải pháp”. Theo đó, cần tẩy dọn ao triệt để trước khi tiến hành nuôi, xây dựng ao chứa lắng, ao xử lý nước riêng biệt, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật diệt giáp xác.
Để đảm bảo tôm nuôi phát triển tốt, không xảy ra dịch bệnh, các ao nuôi cần luôn đảm bảo oxy hòa tan cao, duy trì độ mặn và nhiệt độ nước không quá cao, độ pH trong ao nuôi đảm bảo từ 7,8 - 8,2. Mực nước trong ao nuôi cũng phải ở mức thích hợp: từ 1,2 - 1,4m, luôn tiến hành định kỳ diệt khuẩn trong ao nuôi. Các ao nuôi khi có tôm bệnh phải tẩy trùng triệt để, khoanh vùng, cách ly, không xả nước thải, tôm chết ra ngoài môi trường.
Để chủ động khống chế dịch bệnh trong nuôi tôm nước lợ, thời gian qua, Quảng Nam đã ứng dụng nuôi tôm an toàn theo mô hình VietGAP. Từ thành công bước đầu khi áp dụng mô hình tại gia đình ông Nguyễn Tiến (thôn Long Bình, xã Tam Nghĩa, Núi Thành), trong năm qua, Sở NN&PTNT cũng đã hỗ trợ triển khai thêm tại gia đình ông Trần Công Thành (thôn 6, xã Tam Hòa, Núi Thành). Hiện gia đình ông Thành đã áp dụng đồng bộ các khâu từ xử lý nguồn nước, con giống, kỹ thuật chăm sóc cho đến đảm bảo ổn định môi trường nước ao nuôi, khống chế các tác nhân gây bệnh. Đến thời điểm này, tôm tại 36 ao nuôi của gia đình ông Thành đầu tư đều phát triển tốt.
Có thể bạn quan tâm
Trước đây gia đình anh Nguyễn Văn Nhiệm ở ấp 11, xã Khánh Thuận được xem là một trong những gia đình khó khăn, cuộc sống quanh năm chỉ biết trông chờ vào việc khai thác gỗ và các sản vật dưới tán rừng. Nhưng hơn 2 năm trở lại đây, trong 1 lần tham quan mô hình nuôi cá trê vàng lai của người dân huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, anh Nhiệm quyết định cải tạo ao đầm xung quanh nhà để nuôi loại cá này.
Mô hình đã tạo sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, mang lại hiệu quả gấp 2 lần so với phương thức sản xuất truyền thống, được đông đảo bà con nông dân đánh giá cao và đã tiếp tục đầu tư nhân rộng mô hình. Ngoài ra, mô hình còn giải quyết việc làm, đem lại thu nhập và tạo niềm tin cho bà con nông dân tiếp tục phát triển cá nước ngọt theo quy trình VietGAP.
Theo Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, bình quân giá bắp nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 6.500 đồng/ki lô gam, thì đến hết tháng 11-2014 giảm xuống còn 6.300 đồng/ki lô gam. Tương tự, giá khô dầu đậu nành nhập khẩu trong tháng 1-2014 là 14.490 đồng/ki lô gam, thì đến tháng 11 giảm xuống còn 12.600 đồng/ki lô gam và giá mì cũng từ mức 5.250 đồng/ki lô gam, giảm xuống còn 5.040 đồng/ki lô gam.
Theo ước tính trị giá đàn trâu của gia đình ông hiện nay khoảng 700 - 800 triệu đồng. Ông Bân cho biết: Phát triên chăn nuôi gia súc, nhất là nuôi trâu hiện nay hiệu quả kinh tế cao hơn so với nuôi các con khác. Trong một năm, một con trâu cái đẻ ra một con nghé chỉ cần chăm sóc một tuổi bán rẻ cũng được trên 15 triệu đồng, tính ra người nông dân có thể mua được khoảng 3 tấn thóc.
Ngay sau khi tiến hành tiêu hủy đàn chim cút, Cơ quan Thú y vùng 4 đã thực hiện các biện pháp tiêu độc, khử trùng và xử lý xác gia cầm bị chết tại trại chăn nuôi của hộ ông Phạm Hoàng Điệp. Đồng thời triển khai các biện pháp để phòng chống dịch cúm A/H5N1, A/H5N6 lây sang người.