Sản Lượng Tôm Thế Giới Có Thể Tăng Găp Đôi Trong 15 Năm Tới

Sản lượng tôm thế giới, hiện đang trong khoảng 7 - 8 triệu tấn, có thể tăng gấp đôi lên 11 - 18 triệu tấn vào năm 2030, theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO).
Trong Hội nghị Tôm Thế giới tổ chức ngày 6/10 tại Vigo, Galicia, Audun Lem – phụ trách về thương mại và các sản phẩm thủy sản của FAO, nói rằng các nước sản xuất tôm tin tưởng về sự tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực sản xuất tôm với sản lượng và chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên, ông cho rằng, sự gia tăng sản xuất sẽ được xác định bởi các yếu tố như sự phát triển kinh tế, giá năng lượng hoặc sự phát triển của Trung Quốc.
Ngoài ra, Lem dự đoán rằng giá tôm có thể giảm trong tương lai, tùy thuộc vào sự gia tăng nhu cầu.
Tổng thư ký Nghề cá Andres Hermida lưu ý rằng, mặc dù sản lượng của Tây Ban Nha không vượt quá 4.500 tấn, nhưng tôm là một nguồn lực có tầm quan trọng thương mại lớn.
Hiện nay, hơn một nửa giá trị NK thủy sản Tây Ban Nha là tôm đông lạnh, với ngành công nghiệp chế biến của Vigo và Nam Galicia như một trung tâm tham vấn.
Hermida cũng thừa nhận rằng, vẫn còn những khó khăn vể hành chính để xây dựng một nhà máy mới trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản mới, bởi tình hình hiện nay không khuyến khích các DN đầu tư.
Trong khi đó, Paloma Rueda, Giám đốc Trung tâm Công nghệ Biển (CETMAR) cho biết, Tây Ban Nha là nhà NK tôm hàng đầu châu Âu. Mỗi năm châu Âu NK 150.000 tấn vào thị trường châu Âu, trong đó Tây Ban Nha chiếm 35%.
Hội nghị Tôm Thế giới được phối hợp tổ chức bởi FAO và Hiệp hội các nhà bán buôn, nhà NK, nhà sản xuất và XK thủy sản Tây Ban Nha (CONXEMAR), và diễn ra trước lễ khai mạc Hội chợ Thủy sản đông lạnh quốc tế.
Related news

“Giống tiêu này sống khỏe, phát triển nhanh”, đó là ý kiến của các hộ trồng tiêu ghép Amazon trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những kết quả kiểm nghiệm thực tế về loại tiêu này từ phía cơ quan chức năng.

Thời gian gần đây, ngoài việc đối mặt với thời tiết, dịch bệnh, bà con nông dân ĐBSCL còn lo ngại trước tình trạng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, bị làm giả, nhất là sản phẩm phân bón.

Việt Nam hiện đứng thứ sáu trên thế giới, thứ hai ở châu Á và đứng đầu Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Tuy nhiên ngành hàng này sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức về nguồn gốc nguyên liệu, nhân công… khi Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Theo ông Nguyễn Bình Giang - Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, từ những năm 90 đến nay, Liên bang Nga vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam, đặc biệt là đối với các sản phẩm nông sản, thực phẩm như thủy sản, cà phê, chè, hạt tiêu, rau, quả, hạt điều, gạo…

Ông Nguyễn Quốc Vọng, giám đốc công ty Giống cây trồng miền Nam cho biết, bằng phương pháp sản xuất công nghệ sinh học hiện đại nhằm lọc dòng nhanh và đạt chất lượng xuất khẩu, sản xuất mô hình rau hoa tươi theo quy trình VietGAP để nông dân tham quan, trung tâm kỳ vọng sẽ nâng từ 10-15 chủng loại hạt giống hiện nay của đơn vị lên trên 30 chủng loại.