Sản lượng tôm nuôi thế giới sẽ giảm 9% trong năm 2015
Epicore là hãng sản xuất lớn của Mỹ chuyên về các sản phẩm công nghệ sinh học và thức ăn nuôi tôm, đã có mặt ở 25 quốc gia và chiếm 80% sản lượng toàn cầu.
“Số liệu của chúng tôi về sản lượng tôm nuôi dựa theo số liệu ở những quốc gia mà chúng tôi có mặt, chiếm 80% tổng sản lượng toàn cầu.
Đây là những số liệu mang tính chất đại diện, nhưng gần chính xác”, ông Garcia cho biết.
Sản lượng tôm nuôi toàn cầu năm 2015 dự báo đạt 2,81 triệu tấn, giảm khoảng 9% so với 3,09 triệu tấn năm 2015.
Sản lượng sẽ giảm nhiều ở Trung Quốc, dự kiến giảm khoảng 138.000 tấn so với năm 2014, xuống 782.000 tấn năm 2015.
Sản lượng của Việt Nam sẽ đạt 320.000 tấn, giảm khoảng 120.000 tấn so với năm ngoái, còn của Thái Lan sẽ đạt 275.000 tấn, tăng 55.000 tấn so với năm ngoái.
Sản lượng tôm của Indonesia dự báo sẽ đạt 427.000 tấn, giảm 23.000 tấn so với năm 2014.
Tại Ấn Độ, nơi có “rất nhiều vấn đề” trong năm nay, sản lượng sẽ giảm khoảng 80.000 tấn xuống 280.000 tấn.
Ở những quốc gia khác, sản lượng của Ecuador sẽ tăng nhưng “ít hơn so với mức tăng của những năm trước”.
Dự báo Ecuador sẽ sản xuất 321.000 tấn trong năm 2015, tăng 44.000 tấn so với năm trước.
Sản lượng của Mexico sẽ tăng 7.000 tấn lên 75.000 tấn, trong khi của Honduras và Nicaragua sẽ chỉ giảm nhẹ, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tôm chết sớm (EMS).
Theo ông Garcia, sản lượng tôm thế giới sụt giảm trong năm nay là bởi giá giảm suốt từ giữa năm 2014 đến nay, với mức giảm khá lớn.
Tại Mỹ, giá tôm bóc vỏ mua vào hiện chỉ khoảng 4,10 USD (3,76 EUR)/lb với loại 26-30 con, 8,60 USD (7,88 EUR)/lb với loại 8-12 con (đóng túi).
Tôm thẻ chân trắng xuất xứ châu Á (bóc vỏ, bỏ đầu), giao tại kho Bờ Tây hoặc Đông nước Mỹ giá chỉ 3,30 USD (3,03 EUR)/lb với loại 41-50 con, và 7,8 USD (7,15 EUR)/lb cho loại dưới 15 con.
“Thành thật mà mói, không ai đoán trước được rằng giá tôm sẽ giảm nhiều và kéo dài như vậy”, ông Garcia cho biết, và thêm rằng nguyên nhân liên quan tới sự hồi phục mạnh sản xuất trong năm 2014 (tăng 6% so với năm trước) sau khi dịch bệnh EMS gây tổn thất lớn cho sản lượng tôm Đông Nam Á, và nhu cầu suy yếu.
Có thể bạn quan tâm
Bậc cao niên ở Na Hang cũng không rõ những “cụ” chè Shan tuyết cổ thụ đã sống cùng rừng núi nơi đây từ bao giờ. Các thế hệ người Mông, người Dao lấy lá chè Shan làm đồ uống như một sản vật của sơn thần ban tặng. Cây chè Shan hợp phong thủy, thổ nhưỡng nơi lưng chừng trời, lại được người dân bản địa đón nhận nên phát triển tự nhiên.
Thời gian qua, ngành thủy sản TP Cần Thơ đã có bước chuyển căn bản, phát huy lợi thế, nâng cao thu nhập cho người nuôi. Chuẩn bị đường dài trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, TP Cần Thơ đã và đang đầu tư, phát triển ngành thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh ở "sân nhà" và phục vụ nhu cầu chế biến xuất khẩu.
Cùng với việc khảo sát và đánh giá nguồn lợi hải sản xa bờ, dự án tập trung vào mục tiêu tăng cường sự hiểu biết của mỗi quốc gia trong việc quản lý nghề cá xa bờ, nhất là quản lý nguồn lợi cá ngừ đại dương; góp phần nâng cao trách nhiệm của các nước và các tổ chức trong khu vực để cùng tham gia quản lý nguồn lợi xa bờ.
Trong thời gian nuôi, cán bộ Trung tâm KN và Trạm Khuyến nông các huyện, TP đã xuống địa bàn thường xuyên để hướng dẫn kỹ thuật và kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh về môi trường, dịch bệnh đồng thời đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến trong nuôi thủy sản để bà con áp dụng nhằm đem lại hiệu quả cao hơn.
Bên cạnh mở rộng quy mô, ngành chuyên môn sẽ áp dụng các giải pháp đồng bộ để tăng năng suất tôm nuôi. Đồng thời, kết hợp nuôi đa con trên cùng một đơn vị diện tích. Địa phương có giải pháp bố trí, sắp xếp và tạo điều kiện phát huy lĩnh vực khai thác biển, nhất là khai thác xa bờ.