Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6%

Sản Lượng Thủy Sản Thanh Hóa Ở Miền Núi Giai Đoạn 2011 - 2014 Tăng 6,6%
Publish date: Tuesday. October 14th, 2014

Những năm qua, nuôi trồng thủy sản của các huyện miền núi ở Thanh Hóa phát triển cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Nhiều huyện đã chuyển đổi diện tích sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối tượng nuôi ngoài các loài cá truyền thống, các huyện cũng xây dựng nhiều mô hình nuôi với các con nuôi có giá trị kinh tế cao, như: ếch, cá lăng, cá dốc, cá chiên, cá hồi... Nhờ vậy, sản lượng thủy sản ở miền núi giai đoạn 2011 – 2014 tăng 6,6%. Năm 2014, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của 11 huyện miền núi là 3.375 ha, tăng 35% so với năm 2010, sản lượng ước đạt 5.800 tấn, tăng 1.311 tấn so với năm 2010, góp phần nâng cao thu nhập, giảm nghèo cho các hộ dân.


Related news

Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt Hoài Nhơn (Bình Định) Nuôi Cá Đối Mục Trong Ao Nuôi Tôm Suy Thoái Cho Kết Quả Tốt

Sáng 14.10, Trạm Khuyến nông huyện Hoài Nhơn (Bình Định) tổ chức hội thảo mô hình nuôi cá đối mục trong ao nuôi tôm suy thoái tại thị trấn Tam Quan. Mô hình triển khai từ tháng 3.2014, có 3 hộ dân tham gia thực hiện trên diện tích 12.000m2, thả nuôi 12.000 con giống nhập từ Trung tâm giống thủy sản Thừa Thiên - Huế.

Thursday. October 16th, 2014
EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ EU Từ Chối Nhập Khẩu Tôm Chân Trắng Ấn Độ

Tôm chân trắng là một loài ngoại lai hiện được tiêu thụ lớn tại Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản nhờ chi phí và hương vị phù hợp cũng như được sử dụng trong chế biến dễ dàng. Andhra Pradesh là khu vực XK hàng đầu về tôm chân trắng. Loài tôm này cũng được nuôi rộng rãi tại Bheemavaram và các vùng lân cận.

Thursday. October 16th, 2014
Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định) Người Góp Phần Tích Cực Trong Việc Lai Tạo Đàn Bò Ở Tây Sơn (Bình Định)

Sau hơn 20 năm làm nghề dẫn tinh viên, ông Võ Kỳ Nam, ở thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định giúp lai tạo, cho ra đời được vô số bò lai. Tốt nghiệp đại học năm 1990, với tấm bằng kỹ sư chăn nuôi - thú y, ông Nam về làm cán bộ thú y cơ sở tại địa phương. Năm 1995, ông đi học thêm lớp dẫn tinh viên phối giống bò tại Ba Vì (Hà Tây) và gắn bó với nghề này cho đến nay.

Thursday. October 16th, 2014
Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc Đừng Để “Mất Bò Mới Lo Làm Chuồng” Phòng, Chống Dịch Bệnh Cho Gia Súc Đừng Để “Mất Bò Mới Lo Làm Chuồng”

Cuối tháng 9 vừa qua, gia đình ông Phạm Văn Báo ở thôn Na Lang, xã Phong Minh (Lục Ngạn) có một con trâu thả rông trong rừng bị chết. Ông mang con trâu này về nhà thịt làm lây bệnh ra 3 con trâu và 6 con lợn của cả gia đình và các hộ cùng thôn.

Thursday. October 16th, 2014
Quả Trứng Và Tem Vệ Sinh Thú Y Sửa Ngay Nếu Bất Lợi Cho Dân Quả Trứng Và Tem Vệ Sinh Thú Y Sửa Ngay Nếu Bất Lợi Cho Dân

Tại hội nghị đổi mới kinh tế hợp tác trong nông nghiệp do Bộ NN&PTNT tổ chức ngày 14/10, ông Phạm Quốc Ân, Chủ nhiệm HTX chăn nuôi Quý Hiền (huyện Bảo Thắng, Lào Cai) nêu ra một thực tế về thủ tục hành chính đang “hành” HTX.

Thursday. October 16th, 2014