Sản Lượng Thủy Sản Nuôi Trồng Và Khai Thác Đạt 190.951 Tấn

Theo UBND tỉnh, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 9 tương đối ổn định, khai thác biển thuận lợi. Giá bán các loài thủy sản nuôi ổn định: giá cá điêu hồng thương phẩm tăng nhẹ, người nuôi có lãi nhưng giá cá tra tiếp tục ở mức thấp làm cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh thả nuôi được 15.620 ha thủy sản các loại (tăng 7,5% so cùng kỳ), trong đó diện tích nuôi tôm là 2.370 ha (tăng 3,7%) do người nuôi đã chuyển nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ do có thời gian sinh trưởng ngắn và ít dịch bệnh hơn.
Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác đạt 190.951 tấn, tăng 3,4 % so với cùng kỳ, do thời tiết thuận lợi và hình thức nuôi thâm canh và nuôi lồng bè phát triển, riêng hình thức nuôi nhỏ lẻ trong hộ dân có xu hướng giảm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hợp tác xã ca cao Thống Nhất (Đồng Nai), dự án quy hoạch khu sơ chế ca cao của đơn vị đã được tỉnh phê duyệt.

Đến cuối tháng 9/2015, lúa hè thu chính vụ ở Sóc Trăng đã thu hoạch trên 44.000 ha, diện tích còn lại là 56.000 ha, tập trung ở 2 huyện Trần Đề, Mỹ Xuyên và 1 phần ở huyện Châu Thành.

Cây nấm đang đưa lại lợi ích kinh tế cao cho các xã viên hợp tác xã (HTX) Hoàng Thiện, xã A Ngo (huyện A lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế); mở ra hướng làm ăn mới, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân.

Năm nay, huyện Phước Long (Bạc Liêu) có hơn 9.000ha lúa trên đất nuôi tôm. Những ngày qua, tận dụng thời tiết thuận lợi, nông dân trong huyện tập trung cải tạo đất để xuống giống vụ lúa theo lịch thời vụ.

Ông Đinh Văn Thành (ngụ vồ Thiên Tuế, núi Cấm, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác 13 công đất vườn đồi, vườn rừng theo mô hình “sản xuất nông – lâm kết hợp” trồng xen canh từ 7.500 - 8.000 cây đinh lăng.