Sản Lượng Nuôi Tôm Nước Lợ Tăng 22%

Ngày 4/11/2014, tại Bến Tre, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức tổng kết nuôi tôm nước lợ năm 2014, triển khai kế hoạch năm 2015. Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát, Thứ trưởng Vũ Văn Tám, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Nguyễn Thành Phong, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn cùng chủ trì hội nghị.
Tham dự hội nghị còn có ông Trương Vĩnh Trọng - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, đại diện 30 tỉnh, thành có biển, các doanh nghiệp, nông dân sản xuất kinh doanh tôm.
Mặc dù còn gặp nhiều bất lợi do thời tiết, dịch bệnh thủy sản… diễn biến phức tạp nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT, Tỉnh ủy, UBND các tỉnh, các sở, ngành địa phương và sự lao động cần cù, sáng tạo của ngư dân, vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đã đạt kết quả đáng kể. Đến tháng 10-2014, cả nước đã thả nuôi 675.830ha, đạt 101% kế hoạch. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú 582.514ha, tôm chân trắng 93.316ha, đạt 133% kế hoạch năm. Sản lượng thu hoạch 568.668 tấn, đạt 103% kế hoạch, tăng 22% so với cùng kỳ.
Công tác chỉ đạo, sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2014 còn những hạn chế như hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về thủy sản từ trung ương đến địa phương chưa đồng bộ. Thống kê và dự báo trong sản xuất còn nhiều bất cập.
Công tác xây dựng, thực hiện, quản lý quy hoạch còn hạn chế. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản còn chưa đồng bộ, chưa được đầu tư tương xứng và chưa theo kịp sự phát triển thực tế sản xuất.
Việc ban hành các văn bản quản lý, các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về con giống, về điều kiện của cơ sở sản xuất giống còn chậm, gây khó khăn trong công tác quản lý. Chất lượng nguồn tôm giống, tỷ lệ tôm giống qua kiểm dịch chưa cao, tôm sú bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều.
Năm 2015, tiếp tục giám sát chặt chẽ tình hình nuôi tôm nước lợ, phát hiện nhanh dịch bệnh, xử lý, kịp thời khống chế không để dịch bệnh phát tán trên diện rộng, đặc biệt là nuôi thâm canh và bán thâm canh tôm chân trắng, không phá vỡ quy hoạch, đảm bảo diện tích 700 ngàn ha; sản lượng 700 ngàn tấn.
Các giải pháp đặt ra là phải có sự phối hợp đồng bộ về quản lý thức ăn, quản lý môi trường, dịch bệnh, đầu tư cơ sở hạ tầng, khoa học công nghệ, công tác khuyến ngư, hỗ trợ vốn cho sản xuất.
Bộ trưởng Cao Đức Phát khẳng định năm qua kinh tế nông nghiệp cả nước phát triển vượt bậc, đặc biệt là ngành nuôi tôm nước lợ. Tốc độ tăng trưởng ngành nuôi tôm 22% là đạt kỷ lục từ trước đến nay.
Kết quả này rất có ý nghĩa đối với các tỉnh vùng biển trong cơ cấu kinh tế. Bộ trưởng đề nghị không lặp lại tình trạng như nhiều năm trước đây, nhất là các loại dịch nguy hiểm không thể khống chế được. Hai rủi ro lớn nhất của nghề nuôi tôm hiện nay là yếu tố thị trường và dịch bệnh. Về thị trường, phát triển nuôi tôm nhưng phải hết sức thận trọng, đừng để cung vượt quá cầu.
Dịch bệnh đáng lo ngại nhất là bệnh chết sớm và bệnh đốm trắng. Hướng tới, cần nỗ lực duy trì, mở rộng thị trường xuất khẩu, rất cần sự phối hợp giữa các bộ, ngành Trung ương và địa phương. Tiếp tục thông tin kịp thời diễn biến giá cả thị trường trong nước và thế giới để người nuôi, doanh nghiệp tiếp cận nhanh, nâng cao giá trị sản xuất, xuất khẩu.
Khả năng cung sẽ nhiều hơn cầu nên cần khuyến khích người nuôi, doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất để có thể cạnh tranh hiệu quả.
Nhanh chóng rà soát, thực hiện nghiêm quy hoạch nuôi, kiềm chế mở rộng diện tích mà phải chuyển từ diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm thẻ chân trắng, tăng cường thâm canh, tăng năng suất, xác định mô hình nuôi phù hợp. Hoàn thiện qui trình nuôi phù hợp để người nuôi áp dụng...
Có thể bạn quan tâm

Tại chợ Đầu mối Hòa Cường, những ngày gần đây, lượng hàng hóa về chợ rất dồi dào, tuy sức mua chưa “căng” như những ngày Tết nhưng tiểu thương vẫn nhập hàng để sẵn. Lượng hàng ước tính tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường. Theo những người lấy hàng bán lẻ, cứ nhìn vào số xe vận chuyển là biết ngay cung đang dôi hơn cầu.

Như vậy, về lý thuyết mà nói thì “tuổi đời” của mắc ca Việt Nam không vượt quá 20 năm. Tuy nhiên, mới đây, chúng tôi thực sự bất ngờ khi tận mắt nhìn thấy một cây mắc ca đại thụ duy nhất khá “hiên ngang” đứng trong khuôn viên dãy biệt thự Cadasa resort trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt (bên hông biệt thự số 26).

Ông Trần Minh Hùng, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Kon Plông cho biết: Các loại hoa như hoa lan, đồng tiền, hoa hồng, hoa tuy-lip, hoa li-ly... được trồng tại Măng Đen bước đầu đã được thị trường chấp nhận tiêu thụ với thương hiệu "Hoa Măng Đen" trên bao bì.

14 năm giữ vị trí số 1 thế giới về sản xuất và xuất khẩu, hạt tiêu đang dần khẳng định vị thế một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Năm 2014, lần đầu tiên giá trị xuất khẩu mặt hàng này bước vào câu lạc bộ “tỷ đô”, đóng góp chung cho thành tích xuất khẩu cả nước.

Hiện Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật đầu tư, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho các nông hộ tham gia mô hình. Thời điểm đậu phụng đến kỳ thu hoạch, Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm (tỉnh Đăk Nông) sẽ hướng dẫn nông dân kỹ thuật thu hoạch và thu mua sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường tại thời điểm.