Sản Lượng Lúa Vụ Chiêm Tăng 400 Tấn
Vụ chiêm 2014 thành phố Điện Biên Phủ gieo cấy gần 500ha lúa, tập trung ở các xã, phường như: Tà Lèng, Thanh Minh, Him Lam, Nam Thanh và Thanh Trường.
Đến nay nông dân thành phố đã cơ bản thu hoạch xong, năng suất bình quân đạt 68 tạ/ha, tăng từ 8 đến 10 tạ/ha so với vụ chiêm năm ngoái; tổng sản lượng đạt 3.400 tấn tăng 400 tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Cá biệt, có nơi ở phường Thanh Trường hoặc xã Thanh Minh, năng suất lúa đạt hơn 70 tạ/ha.
Theo ông Vũ Văn Dũng, Trưởng Phòng Kinh tế thành phố thì: Đây là vụ chiêm thắng lớn nhất của nông dân kể từ năm 2008 đến nay.
Để có được vụ chiêm thắng lợi này, ngoài yếu tố thời tiết thuận hòa thì vấn đề thời vụ, kỹ năng làm đất, kỹ thuật chọn giống, chăm sóc lúa, chủ động phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn và khuyến cáo của cơ quan chức năng đã được bà con nông dân tuân thủ và áp dụng triệt để.
Từ vụ chiêm xuân thắng lợi này, Phòng Kinh tế thành phố sẽ đúc rút kinh nghiệm để áp dụng trong sản xuất lương thực nói chung và trồng lúa nói riêng.
Có thể bạn quan tâm
Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.
Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.
Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.
Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...
Những năm gần đây, nghề trồng hoa kiểng tại xã Bình Thạnh (huyện Cao Lãnh) phát triển mạnh và thu hút nhiều hộ tham gia. Để liên kết các hộ trồng hoa kiểng và từng bước đưa nghề trồng kiểng của địa phương phát triển bền vững, tháng 2/2014, Hội Nông dân xã cho ra đời Chi hội trồng hoa kiểng.