Sản Lượng Điều Trong Nước Chỉ Đáp Ứng 50% Nhu Cầu Sản Xuất
Hiệp hội Điều Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, lượng hạt điều xuất khẩu của Việt Nam đạt 130.000 tấn, trị giá gần 830 triệu USD, dự báo xuất khẩu hạt điều và các mặt hàng dầu vỏ hạt điều cùng sản phẩm chế biến sâu trong năm nay sẽ đạt từ 2 - 2,2 tỷ USD. Hiện Việt Nam có khoảng 300 DN xuất khẩu sản phẩm hạt điều đến 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Ông Đặng Hoàng Giang, Phó Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam cho biết, từ năm 2006 đến nay, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu điều lớn thứ nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển ngành điều chưa bền vững.
Lý do là hiện nay, diện tích điều còn thấp, năng suất chưa cao, nhiều vùng điều già cỗi cần được cải tạo, thu nhập của người trồng điều thấp do sản lượng chưa ổn định. Sản lượng điều trong nước mới đáp ứng 50% công suất chế biến, còn lại phải nhập khẩu.
Về hoạt động chế biến xuất khẩu, mặc dù có nhiều cải tiến, lực lượng lao động lành nghề, nhưng thực tế, các DN mới chủ yếu chế biến thô, giá trị gia tăng thấp, số lượng DN chế biến nhiều nhưng quy mô nhỏ, phụ thuộc nhiều vào vốn vay ngân hàng.
Do đó, Ngân hàng Nhà nước cần chỉ đạo các ngân hàng thương mại cấp hạn mức tín dụng hàng năm cho DN; ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xuất khẩu tốt hơn nữa như giảm lãi suất cho vay và những điều kiện cho vay đối với DN điều để nâng cao năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần có những chính sách hỗ trợ DN ngành điều đầu tư phát triển chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.
Related news
Xác định gieo cấy lúa mùa đúng trà, bảo đảm khung thời vụ và cấy hết diện tích là điều kiện tốt để thực hiện vụ đông và hoàn thành chỉ tiêu sản xuất lương thực cả năm. Vụ mùa 2013, toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy 25.339 ha lúa, có 12.764 ha lúa lai, chiếm 50,4% diện tích. Trong đó tập trung gieo cấy trà sớm và chính vụ và kết thúc cấy trước ngày 5-7..
Năm 2011, gia đình chị Nguyễn Thúy Hoa, tổ 1, phường Nông Tiến (TP Tuyên Quang) đầu tư gần 400 triệu đồng xây dựng chuồng trại nuôi hươu sao lấy nhung..
Vụ mùa này, huyện Yên Sơn phấn đấu gieo cấy 5.491ha lúa trong đó trà lúa mùa sớm 355 ha, trà chính vụ 4.670ha và 466 ha trà lúa muộn tập trung tại 9 xã có ruộng dưới cốt nước 25m là: Phúc Ninh, Tứ Quận, Tân Long, Tiến Bộ, Xuân Vân, Thái Bình, Trung Môn, Thắng Quân, Kim Phú..
Năm 2013 huyện Yên Sơn tiếp tục xác định việc trồng rừng và phát triển kinh tế rừng là một lĩnh vực quan trọng góp phần nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn.
Lúa là cây lương thực hàng đầu, chiếm vị trí quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh nói chung, đất trồng lúa nói riêng đang ngày càng bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích sử dụng. Để đảm bảo các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, việc quy hoạch sử dụng đất lúa trong thời gian tới là hết sức cần thiết..