Biến Ruộng Xấu Thành Nơi Trồng Súng

Sở hữu 2,7ha đất, nhưng diện tích ấy của gia đình anh Nguyễn Minh Toàn (sinh năm 1976) ngụ ở tổ 2, ấp 7, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, Tiền Giang lại là đất trũng, nhiễm phèn.
Vào mùa nước nổi, ruộng ngập sâu, không thể bơm tháo nước nên lúa phải sạ sau các địa phương khác trong khu vực, đến khi sạ được lúa thì lại bị khô hạn. Vì vậy, năng suất lúa rất thấp, chỉ từ 15-17 giạ /công (1.000m2). “Quanh năm làm lúa, giá lúa lại bấp bênh, thì kể như “tiền cũ đổi tiền mới” không bằng, có khi thua lỗ”- anh Toàn tâm sự.
Hai năm trở lại đây, anh Toàn theo dõi thấy trồng bông súng có ăn, ít vốn mà công chăm sóc cũng nhẹ, anh bắt đầu trồng thử một ít quanh “đìa”. Anh Toàn cho hay, anh trồng giống súng bông đỏ Đà Lạt, cọng to, dài. Khi thu hoạch, thương lái tìm đến thu mua, bông súng bán được giá và không đủ hàng để bán.
Thấy đây là hướng đi đúng, anh Toàn bắt đầu trồng thêm, đến nay tổng diện tích bông súng lên đến gần 1ha. Anh bảo: “Từ ngày chuyển sang trồng bông súng thu nhập của gia đình anh được cải thiện đáng kể. Trung bình, mỗi ngày gia đình tôi thu từ 250-300kg. Giá bán bình quân 2.000 đồng/kg, mỗi ngày tôi có 500.000 đồng, ngày ít nhất thu không dưới 350.000 đồng”.
Anh Toàn cũng cho biết, ngoài trồng bông súng, diện tích còn lại gia đình ông vẫn trồng lúa, trong chuồng nuôi 3 con bò. Tổng thu nhập sau khi trừ chi phí mỗi năm đạt khoảng 120 triệu đồng.
Để có con số này, không thể không nói đến vất vả của vợ chồng anh. Từ sáng sớm, vợ chồng anh đã có mặt tại ruộng súng, nhổ, rửa bông súng, rồi chờ cân cho thương lái. Bốn công lao động (vợ chồng anh và cha mẹ anh) trong gia đình làm quần quật hàng ngày. “Cực khổ mà hàng ngày có tiền vô. Ở vùng sâu này có thu nhập như thế này là mừng lắm”- anh Toàn tâm sự.
Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Thanh Hối chuẩn bị đón vụ bưởi mới đầy hứa hẹn. Ảnh: ông Phạm Văn Mão (bên trái), xóm Tân Hương, xã Thanh Hối giới thiệu về kỹ thuật trồng, chăm sóc giống bưởi đỏ.

Con cá này được quán Bến Sông (phường Mỹ Long) mua để chế biến bán, nhưng sau đó một khách hàng ở TP. Rạch Giá (Kiên Giang) thương lượng mua lại nguyên con còn sống giá 4 triệu đồng.

Nhằm cải thiện môi trường, nhất là môi trường các ao, đầm nuôi tôm bị dịch bệnh, thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Quảng Ninh đã triển khai áp dụng mô hình chuyển đổi nuôi một số loài cá biển trong ao. Mô hình bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.

Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh vừa trao giấy chứng nhận VietGAP cho sản phẩm măng cụt và sản phẩm quýt đường cho 2 Hợp tác xã trái cây trên địa bàn. Đó là Hợp tác xã măng cụt Tân Thành, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè và Hợp tác xã quýt đường Thuận Phú, xã Bình Phú, huyện Càng Long.