Sản Lượng Cá Tra Thương Phẩm Thu Hoạch Trong Tháng 2 Ước Đạt Trên 27.800 Tấn
Hiện diện tích thả nuôi cá tra của tỉnh Đồng Tháp là 988ha. Sản lượng cá tra thương phẩm thu hoạch trong tháng 2 ước đạt trên 27.800 tấn, bằng 100,60% so với cùng kỳ năm trước.
Sau Tết Nguyên đán, các nhà máy chế biến hoạt động bình thường trở lại, nên tình hình thu mua cá tra nguyên liệu của các nhà máy và tiến độ thu hoạch tăng lên. Hiện tại, các nhà máy thu mua cá với giá vào khoảng 22.000 - 23.500 đồng/kg đối với cá thịt trắng loại 0,7 - 0,8kg/con.
Ngoài ra, đối với tôm càng xanh, diện tích thả nuôi từ đầu năm đến nay đạt khoảng 40ha, đạt 4,04% kế hoạch năm với số lượng giống thả nuôi trên 5.700 con. Hiện nay nguồn cung tôm thịt không còn nhiều và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Đối với các loài thủy sản nuôi khác như cá lóc, điêu hồng, do nhu cầu nguồn thực phẩm trong các ngày Tết tăng nên sản lượng thu hoạch và giá các mặt đều tăng. Tuy giá tăng nhưng do lượng tiêu thụ không lớn nên không xảy ra tình trạng khan hiếm hàng.
Tình hình bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhỏ lẻ ở một số nơi, các bệnh thường gặp như nhiễm khuẩn, ký sinh trùng trên cá tra giống, cá tra thương phẩm và cá điêu hồng. Hầu hết dịch bệnh xuất hiện ở mức độ nhẹ và đều khống chế được.
Related news
Thực tế cho thấy, đối với diện tích lúa, mía, nơi nào được bao tiêu đầu ra thì ở đó nông dân làm ăn có hiệu quả, lợi nhuận cao hơn so với SX đơn lẻ. Cụ thể, đối với diện tích lúa SX theo mô hình hợp tác, cánh đồng lớn, được bao tiêu đầu ra cho lợi nhuận cao hơn 2 triệu đ/ha/vụ so với SX đại trà; đối với cây mía thì đạt năng suất, lợi nhuận cao hơn từ 5-10%.
Không ít doanh nhân tâm huyết với cá tra như ông Trần Văn Hùng, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Hùng Cá, phải bức xúc về một số doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh làm giảm chất lượng và uy tín cá tra trên thị trường.
Trong số hơn 30 HTX sản xuất, kinh doanh mạnh của tỉnh, HTX dịch vụ nông nghiệp (DVNN) Nam Dương, xã Nam Dương (Nam Trực), HTXDVNN Thịnh Thắng, xã Giao Thịnh (Giao Thủy) là những điển hình về tổ chức các hoạt động dịch vụ thiết yếu mang lại hiệu quả cao. Các HTX đã tập trung nguồn lực, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, phục vụ xã viên trong các khâu trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, nhiều hộ xã viên đã nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Cùng với hành trình khai hoang, cải hóa Đồng Tháp Mười, vùng đất nhiễm phèn nặng dần dần được chuyển hóa tạo điều kiện cho nhiều loài thủy sản có điều kiện sinh sống và phát triển.
Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), mỗi năm Việt Nam sử dụng 10 triệu tấn phân bón các loại và đang là một trong những nước sử dụng phân bón/đơn vị diện tích cao nhất trên thế giới. Trong 3 năm gần đây, Việt Nam đã nhập và sử dụng từ 70 nghìn đến 100 nghìn tấn hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV) thành phẩm để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Điều này khiến một lượng lớn hóa chất BVTV tồn lưu, gây nguy hại cho sức khỏe con người cũng như môi trường.