Khi Cả Nhà Máy Lẫn Người Trồng Mía Kêu Thua Lỗ!
Hiện tại cả nước đang tồn đọng 520.000 tấn đường lưu kho. Trong khi đó bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn đường giá rẻ từ Thái Lan nhập lậu.
+ Ai được lợi?
+ Giải pháp cho người trồng mía
Niên vụ mía 2013 – 2014 toàn tỉnh Nghệ An trồng được gần 28.000 ha mía ở 3 vùng nguyên liệu cho 3 nhà máy đường Sông Lam, Sông Con, Tate & Lyle hoạt động.
Cho đến thời điểm này cả 3 nhà máy mới thu mua cho nông dân gần 20.000 ha mía tương đương 70% tổng diện tích mía cả niên vụ. Trong đó vùng mía nguyên liệu thuộc nhà máy đường Tate&Lyle có diện tích gần 18.000 ha bao gồm các huyện: Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn và thị xã Thái Hòa.
Theo ông Nguyễn Hữu Tâm, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Nghĩa Đàn thì việc thu mua mía năm nay của nhà máy đường Tate&Lyle quá chậm, diện tích mía trên đồng ruộng đang còn trên 30%. Toàn bộ diện tích mía còn lại ở các vùng mía nguyên liệu trên địa bàn toàn tỉnh hiện nay đã trổ cờ, thậm chí có nơi như Quỳ Hợp diện tích mía trổ cờ đã lâu, cây mía bắt đầu khô héo và chết dần.
Hiện tại cả nước đang tồn đọng 520.000 tấn đường lưu kho. Trong khi đó bình quân mỗi ngày có hàng trăm tấn đường từ Thái Lan với giá rẻ hơn đường trong nước được nhập lậu qua đường biên giới nước ta vô tội vạ đã khiến giá đường hiện nay ở các nhà máy chỉ bán được với giá 12.300 - 12.500 đồng/kg.
Qua khảo sát thực tế của chúng tôi tại một số xã có diện tích trồng mía từ 100 ha trở lên như: Nghĩa Khánh, Nghĩa Hưng, Nghĩa An, Nghĩa Bình… huyện Nghĩa Đàn; Nghĩa Xuân, Minh Hợp, Văn Lợi, Châu Đình, Yên Hợp… huyện Quỳ Hợp; Nghĩa Phúc, Nghĩa Thái, Tân Long, Tân Nam, Tân An, Tân Phú… huyện Tân Kỳ; Thọ Sơn, Bình Sơn, Thành Sơn, Hội Sơn… huyện Anh Sơn, cho thấy: Niên vụ mía 2013 – 2014 năng suất mía đạt bình quân 55 tấn/ha. Tổng chi phí đầu tư để sản xuất 1 ha mía từ làm đất, trồng, tiền mua giống, tiền mua phân, công chăm sóc, thu hoạch, cước phí vận chuyển từ ruộng mía đến nhà máy… hết tất cả 30.600.000 đồng.
Trong khi đó, giá thu mua mía bình quân của các nhà máy 800.000 đồng/tấn. Như vậy doanh thu bình quân 1 ha mía của bà con nông dân đạt 44.000.000 đồng. Trừ chi phí còn được lãi 13.400.000 đồng/ha thì rõ ràng trồng mía không có hiệu quả bằng các loại cây trồng khác là hoàn toàn đúng như bà con nông dân phản ánh.
Còn về phía nhà máy đường, theo ông Trần Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Nhà máy đường Sông Con thì chi phí tất cả các khoản để sản xuất ra 1 kg đường (kể cả khấu hao) hết gần 12.300 đồng. Trong khi đó phải bán đường cho khách hàng lớn với giá bán buôn 12.200/kg. Biết là thua lỗ nhưng cũng phải bán và tạm thời vụ ép năm nay nhà máy không đưa chi phí khấu hao vào giá thành để có tiền trả lương và các chi phí khác.
Đối với nhà máy chế biến đường cần nghiên cứu và xem xét nên chăng hình thành một hệ thống hay mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đường đến tận các xã, các thị tam, thị tứ, các siêu thị, nhà hàng… dưới dạng đại lý có cơ chế được hưởng bao nhiêu % giá trị bán ra 1 kg đường với giá bằng hoặc thấp hơn chút ít giá thị trường tại thời điểm.
Thực hiện được như vậy thì nhà máy chế biến đường sẽ có lãi và sản phẩm làm ra phục vụ tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý.
Thực tế giá đường kính trắng trên thị trường mà người tiêu dùng đang phải mua với giá phổ biến là 16.000 đồng/kg. Như vậy chênh lệch giá mỗi kg đường từ giá nhà máy bán ra đến tay người tiêu dùng là 3.800 đồng. Khoản tiền thu được 3.800 đ/kg đường hoàn toàn rơi vào tay các tư thương.
Trong khi đó người nông dân trồng mía suốt cả một năm trời ròng rã chỉ thu lãi 13.400.000 đồng/ha và nhà máy vụ ép năm nay gần như thua lỗ do giá đường xuống quá thấp. Để cả người trồng mía và nhà máy chế biến đường cùng tồn tại, cùng phát triển và cùng hưởng lợi thích đáng, chúng tôi xin được đề xuất mấy ý kiến sau đây:
Đối với người trồng mía: Phải biết rằng giá thu mua mía của các nhà máy đường hiện nay như thế là cao lắm rồi so với giá thu mua mía của các nhà máy đường ở Thái Lan, Lào. Giá thu mua mía ở nước ta cao mà nông dân vẫn có lãi rất ít chính là do năng suất mía của ta quá thấp, chỉ đạt bình quân trên dưới 55 tấn/ha.
Trong khi đó năng suất mía ở Thái Lan, Lào đạt bình quân 130 – 140 tấn/ha. Năng suất mía thấp, giá thu mua mía cao như hiện nay người trồng mía vẫn có lãi nhưng không đáng kể và nhà máy chế biến thì không thể có lãi thậm chí thua lỗ.
Vì vậy biện pháp tốt nhất, bền vững nhất là nhanh chóng chuyển diện tích trồng mía từ vùng khô hạn không có nguồn nước tưới sang trồng ở vùng đất trồng lúa không chủ động nước, kém hiệu quả. Cách làm này đã được áp dụng ở Cty Nông nghiệp Sông Con và một số xã ở huyện Tân Kỳ trong 3 năm nay.
Theo ông Thái Bá Ất, Giám đốc Cty Nông nghiệp Sông Con, 3 năm qua Cty đã chuyển đổi trên 300 ha đất trồng mía khô hạn, năng suất mía hàng năm chỉ đạt từ 54 – 56 tấn/ha, lãi không đáng kể.
Nay diện tích mía khô hạn đó đã được trồng cao su và chuyển toàn bộ diện tích mía xuống trồng ở đất lúa không chủ động nước, kém hiệu quả. Kết quả liên tục 3 năm nay năng suất mía ở Cty Nông nghiệp Sông Con đã đạt bình quân 120 tấn/ha. Với giá thu mua như hiện nay người trồng mía thu lãi được 55.000.000 đồng/ha/năm.
Từ mô hình ở Cty Nông nghiệp Sông Con, năm 2013 Nhà máy đường Sông Con đã chỉ đạo được 6 xã chuyển gần 1.000 ha mía xuống trồng ở đất lúa không chủ động nước. Kết quả vụ mía năm nay ở 6 xã trên với diện tích gần 1.000 ha mía đạt năng suất từ 90 – 100 tấn/ha, tăng gấp hai lần so với mía trồng trên đất khô hạn, thu lãi ròng trên 40.000.000 đồng/ha/năm.
Có thể bạn quan tâm
Dù tình hình chung vẫn còn khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản trong năm 2013 về đích khá ấn tượng với kim ngạch 6,7 tỷ USD, tăng hơn 10% so năm 2012. Riêng tháng 1-2014, các doanh nghiệp thủy sản xuất khẩu đạt 552 triệu USD, tăng 13,9% so cùng kỳ, đây thật sự là dấu hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản trong những ngày đầu năm Giáp Ngọ 2014.
Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014 vui tươi, ngư dân tỉnh Ninh Thuận huân hoan ra khơi khai thác hải sản với niềm tin được nhiều tôm cá.
Sáng 2.2 (mùng ba Tết Giáp Ngọ), tại cửa biển Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi), hàng ngàn người dân địa phương và vùng lân cận tham gia lễ hội ra quân đánh bắt hải sản đầu năm của ngư dân vùng biển Sa Huỳnh.
Những con trai sau khi banh miệng bằng kẹp nhựa, được xếp vào hai cái khay để mang đặt lên hai chiếc bàn đã xếp đầy dụng cụ: một giá đỡ inox; bộ dụng cụ dao, panh nhỏ xíu. Những người thợ thoăn thoắt như làm xiếc để ép loài huyết dụ… nhả ngọc!
Ông Lê Xuân Thịnh: Việt Nam hiện cung cấp hơn 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới, mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm 1,8 tỉ đô la Mỹ và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.