Phòng Trừ Sâu Cuốn Lá Nhỏ
Thời gian qua, diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng kéo dài, trên lúa HT 2014 tại Nghệ An và Hà Tĩnh dịch sâu cuốn lá nhỏ (SCLN) đã phát sinh gây hại.
Tại Nghệ An có 9.500 ha nhiễm SCLN, trong đó 1.500 ha nhiễm nặng, tập trung ở các huyện Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Hưng Nguyên. SCLN lứa 3 gây hại với mật độ phổ biến từ 20 - 50 con/m2, nơi cao 100 - 150 con/m2, cá biệt 200 - 250 con/m2, hiện nay sâu chủ yếu ở tuổi 3 - 5.
Dự kiến trưởng thành SCLN lứa 3 sẽ ra rộ từ ngày 7 - 12/7 và sâu non tuổi 1 - 2 của lứa 4 sẽ rộ từ 14 - 20/7. Ngoài ra mật độ rầy nâu, rầy lưng trắng hiện nay từ 20 - 50 con/m2 nơi cao 300 - 500 con/m2, dự báo trong thời gian tới rầy tiếp tục phát sinh gây hại.
Tại Hà Tĩnh đến ngày 25/6 trên địa bàn toàn tỉnh đã có 2.382 ha lúa nhiễm SCLN, trong đó các huyện Can Lộc 925 ha, Đức Thọ 500 ha, Thạch Hà 250 ha, Hồng Lĩnh 210 ha, TP Hà Tĩnh 280 ha...
Mật độ sâu phổ biến từ 30 - 50 con/m2, nơi cao 70 - 100 con/m2, cá biệt 150 - 250 con/m2, tỷ lệ phát dục sâu non tuổi 1 chiếm 20%, tuổi 2 chiếm 70%, tuổi 3 chiếm 10%. Điều kiện thời tiết và cây trồng đang thuận lợi cho sâu phát sinh gây hại và có nguy cơ thành dịch trên diện rộng.
Khu vực Bắc Trung bộ kể từ sau đại dịch SCLN vụ HT 2010 đến nay nguồn sâu ngày càng được tích lũy nhiều hơn và thường phát sinh ngay từ đầu vụ.
Trong đó SCLN gây hại vào giai đoạn cây lúa kết thúc đẻ nhánh - làm đòng (lứa 4 tại Nghệ An) là rất quan trọng, quyết định đến được - mất của mùa vụ, bởi giai đoạn này nếu mất đi lá nào là mất luôn lá đó vì khi cây lúa đã làm đòng thì không còn khả năng phục hồi nếu bị SCLN phá hại do không thể mọc thêm lá.
Mặt khác với diễn biến mật độ hiện tại như trên thì lứa sâu tới đứng trước nguy cơ mật độ sẽ cao và rất cao, tăng lên theo cấp số nhân.
Thường thì việc phòng trừ SCLN của nông dân nhiều nơi trong cả nước không riêng gì khu vực Bắc Trung bộ hiệu quả thường không cao, do tính chủ quan cũng như những hạn chế về kiến thức BVTV.
Ngoài thói quen phòng trừ muộn, đến khi đã thấy trắng lá mới phun (tuổi 3 - 5) thì một quan điểm sai lầm mà người nông dân thường mắc phải là xử lý các nhóm thuốc không chọn lọc ở gian đoạn lúa đẻ nhánh đã làm giảm mật độ thiên địch và sử dụng các thuốc dòng tiếp xúc khi sâu đã chui vào tổ hoặc đã tự cuốn tổ (tuổi 2 - 3).
Vì vậy để xác định chính xác thời điểm xử lý khi mật độ đến ngưỡng gây hại kinh tế, bà con phải nắm vững các kiến thức sau: Vòng đời SCLN kéo dài trong khoảng từ 25 - 30 ngày, tùy theo nhiệt độ môi trường. Với nhiệt độ trên 30 độ C thì vòng đời có thể rút ngắn xuống còn 22 - 25 ngày.
Sau khi thấy trưởng thành ra rộ trên đồng ruộng thì sau từ 3 - 4 ngày sẽ có sâu tuổi 1. Sâu non sẽ trải qua 5 tuổi (4 lần lột xác), mỗi tuổi kéo dài khoảng 3 ngày, nghĩa là sau khi thấy trưởng thành ra rộ thì sau 3 - 7 ngày là thời điểm phòng trừ thích hợp nhất.
Nếu xác định được ngày xuất hiện lứa trước, thì lứa sau sẽ xuất hiện sau 25 - 30 ngày sau đó. Nếu ở giai đoạn đẻ nhánh phát hiện sâu khi lá đã bị trắng thì không nên phòng trừ nữa mà sau đó 2 tuần phòng trừ là thích hợp nhất, vì lúc đó là tuổi 1 của lứa tiếp theo.
Nên xử lý thời điểm sâu tuổi 1 - 2, khi sâu tuổi lớn hơn thì việc phòng trừ sẽ không hiệu quả do lúc đó sâu đã chui vào tổ hoặc nhả tơ cuốn tổ thuốc sẽ không tiếp xúc được với sâu, mặt khác sâu ở tuổi 3 - 4 thì cơ bản lá lúa đã bị trắng, mất hết phần thịt lá chỉ còn lại gân lá thì kể cả các thuốc nội hấp lưu dẫn cũng không thể hấp thụ và lưu dẫn được.
Khi sâu đã bước sang tuổi 4 - 5 thì lớp kitin trên cơ thể sâu dày hơn làm giảm khả năng bám dính hấp thụ thuốc, sang tuổi 5 cơ bản sâu ngừng ăn nên khi các thuốc tác động theo đường tiêu hóa không phát huy được tác dụng.
Các thuốc phòng trừ SCLN gồm hai dòng chính là tiếp xúc và nội hấp. Nếu sử dụng các dòng tiếp xúc như Ebamectin benzoate (Proclaim 1.9EC), Lamda-cyhalothrin (Karate 2.5EC)… thì phun khi sâu mới xuất hiện. Nếu sử dụng dòng nội hấp lưu dẫn như Chloratraniliprole (Voliam Targo 063SC, Virtako 40WG) thì có thể phun ngay khi trưởng thành ra rộ, hoặc từ sau khi trưởng thành ra rộ đến khi sâu non tuổi 3. Đối với các vùng có thêm áp lực rầy nên sử dụng Virtako 40WG, các vùng có thêm áp lực nhện gié nên sử dụng Voliam Targo 063SC để tiết kiệm chi phí phòng trừ rầy và nhện gié.
Liều lượng khuyến cáo tối ưu: Virtako 40WG từ 60-75 gram/ha, Voliam Targo 063SC từ 0,4 - 0,6 lít/ha, Proclaim 1.9EC từ 0,15 - 0,2 lít/ha, Karate 2.5EC từ 0,4 - 0,5 lít/ha. Lượng nước phun phải đảm bảo 400 - 500 lít/ha.
Có thể bạn quan tâm
Ông Nguyễn Minh Nhân, Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 6, cho biết: Tràn Piano - đập dâng Văn Phong thuộc Hợp phần khu tưới Văn Phong - Dự án hồ chứa nước Định Bình vừa được Bộ NN&PTNT tặng giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam” lần thứ 2.2015.
Theo Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (NTM) huyện An Lão, từ đầu năm đến nay, người dân trên địa bàn huyện đã đóng góp 133 ngày công, hiến 1.274m2 đất, 400 gốc mì, 46 cây ăn quả và 1.025 cây lấy gỗ để làm đường, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.
Ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản cho biết, ông Hitoshi Kato Chủ tịch Hội hữu nghị Nhật- Việt tại Sakai vừa tặng Bình Định 15 con cá Koi (cá chép Nhật Bản), mỗi con nặng 100 gam để nuôi làm giống.
Ông Nguyễn Văn Trượng, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, hiện 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã đăng ký với Sở NN&PTNT thực hiện 216 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, diện tích trên 8.993 ha với 54.481 nông hộ tham gia.
Ông Đỗ Hoàng Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Cát Hải, cho biết: Là xã vừa thoát ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, Cát Hải thực hiện xây dựng nông thôn mới từ năm 2013. Bên cạnh tranh thủ sự hỗ trợ của Nhà nước, xã đã tập trung động viên người dân nỗ lực chung sức XDNTM.