Sản Lượng Bí Đỏ Cô Tiên Giảm Vì Nắng Nóng

Huyện Mường Khương (Lào Cai) vừa tổ chức đợt thu hoạch bí đỏ Cô tiên, năng suất bình quân ước đạt 95 tạ/ha, tổng sản lượng đạt 237 tấn.
Bí đỏ Cô tiên có xuất xứ từ Đài Loan do Công ty TNHH Mường Hoa, Hợp tác xã Mai Anh (Lào Cai) cung cấp, được gieo trồng tại huyện Mường Khương trong vụ vừa qua với tổng diện tích 56,4 ha. Có 8 xã, thị trấn tham gia trồng hai giống bí này.
Bí đỏ Cô tiên dễ trồng, chăm sóc đơn giản và phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện Mường Khương. Tuy nhiên, do nắng nóng kéo dài, nên chỉ có 25 ha/56,4 ha bí cho thu hoạch.
Một nguyên nhân khác là do người dân trồng chưa đúng kỹ thuật, lượng hạt giống 0,7 kg/ha, nhưng thực tế, các hộ đã nâng lên 1,5 – 2 kg hạt giống/ha.
Mặc dù diện tích thực thu đạt thấp, nhưng do Công ty TNHH Mường Hoa cam kết thu mua với giá 4.000 đồng/kg, nên bà con vẫn có thu trung bình khoảng 40 triệu đồng/ha.
Ước tính, vụ bí xuân năm 2014, nông dân Mường Khương sẽ thu được 900 triệu đồng.
Theo kế hoạch, vụ hè thu năm 2014, diện tích trồng bí Cô tiên tại huyện Mường Khương sẽ được mở rộng lên 68 ha.
Related news

Ngày 13/8, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Cà Mau kết hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thới Bình tổ chức Hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình lúa – tôm bền vững” và triển khai Đề án “Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất lúa – tôm tỉnh Cà Mau”.

Nghề nuôi chim cút tại Đồng Nai đã và đang đem lại mức thu nhập lý tưởng cho không ít bà con nông dân. Nhiều hộ đã tận dụng được hiệu quả kinh tế từ nghề này để thoát nghèo, dần trở nên khấm khá, có hộ nuôi lớn mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.

Những năm qua, mô hình nuôi dê mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân trên địa bàn xã Tân Hưng Ðông, huyện Cái Nước, Cà Mau. Từ mô hình này đã giúp cho nhiều hộ dân vươn lên ổn định cuộc sống. Trong đó phải kể đến ông Trần Văn Ðường, ngụ ấp Ðông Hưng là một trong những hộ nuôi dê đầu tiên của xã.

Nhìn những quả na dai to đều, nặng trĩu khắp các cành cao, cành thấp mới cảm nhận được nỗ lực chịu thương, chịu khó học hỏi không ngừng của vợ chồng anh Nguyễn Văn Thuyết để có được những bí quyết hay và thành quả của ngày hôm nay.

Đây là mô hình nằm trong chương trình Đề án về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm thủy sản có nguồn gốc nuôi trồng nhằm mục tiêu tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật giúp người nuôi từng bước tiếp cận với phương thức sản xuất mới từ đó nâng cao trình độ sản xuất, thích hợp với yêu cầu ngày càng cao của thị trường.