Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

GAP Cơ Bản Giải Pháp Khả Thi Trong Sản Xuất Nông Sản An Toàn

GAP Cơ Bản Giải Pháp Khả Thi Trong Sản Xuất Nông Sản An Toàn
Ngày đăng: 09/07/2014

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam ngày 4/7 cho biết, vừa qua BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã có Quyết định số 2998/QĐ-BNN-TT, ban hành “Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” dựa trên cơ sở đề xuất và kết quả của một dự án do JICA tài trợ.

“Hướng dẫn thực hiện các tiêu chí cơ bản của VietGAP cho sản xuất rau” (GAP cơ bản) được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cùng với sự hỗ trợ của JICA như là một bước khởi đầu giúp phần lớn nông dân Việt Nam có thể áp dụng thực hành nông nghiệp tốt trong sản xuất cây trồng an toàn và hướng tới thị trường tiêu thụ trong nước.

“GAP cơ bản” đã được đơn giản hóa bằng việc lựa chọn những tiêu chí cơ bản nhất của tiêu chuẩn Viet GAP (Thực hành nông nghiệp tốt) hiện hành và không yêu cầu người sản xuất phải đăng ký, xin cấp giấy chứng nhận.

Viet GAP có hơn 65 tiêu chí để sản xuất cây trồng an toàn và là quy định bắt buộc những nông dân sản xuất trên quy mô lớn phải áp dụng trong quá trình sản xuất. Người sản xuất phải xin giấy chứng nhận do một số đơn vị cấp phép chứng nhận Viet GAP cấp và phải trả phí chứng nhận. Một số công ty kinh doanh và sản xuất nông sản đã có được giấy chứng nhận Viet GAP và cũng đã sản xuất được rau quả an toàn chất lượng cao.

Tuy nhiên, đây là những doanh nghiệp tư nhân hướng tới thị trường nước ngoài và một số ít người tiêu dùng trong nước yêu cầu sản phẩm chất lượng cao. Những tiêu chuẩn GAP khác cũng đã được giới thiệu và áp dụng bởi các công ty tư nhân, các nhà tài trợ khác ở Việt Nam nhưng hầu hết đều hướng tới thị trường xuất khẩu có yêu cầu khắt khe.

Măt khác, 90% nông dân Việt Nam sản xuất nhỏ lẻ, manh mún và có thu nhập thấp. Hầu hết những sản phẩm nông sản của họ được tiêu thụ bởi thị trường nội địa. Trên thực tế, những nông dân này rất khó có thể áp dụng Viet GAP hoặc những tiêu chuẩn GAP khác có yêu cầu cao hơn.

“GAP cơ bản” đã được triển khai thí điểm tại 6 tỉnh phía Bắc như Hưng Yên, Hà Nam, Quảng Ninh,… với mục tiêu nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông của Cục Trồng trọt và người nông dân nói chung trong việc sản xuất nông nghiệp để đảm bảo an toàn thực phẩm.

Áp dụng "GAP Cơ bản", nông dân hiểu rõ lợi ích của thực hành nông nghiệp tốt. Nông dân đã biết cách lựa chọn hóa chất, vật tư nông nghiệp an toàn, đúng chất lượng, biết sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và thu hoạch sản phẩm một cách an toàn, thu được hiệu quả kinh tế cao và cải thiện phương thức sản xuất theo hướng bền vững.

Nâng cao nhận thức về an toàn thực phẩm và mở rộng áp dụng “GAP cơ bản” trong sản xuất cây trồng được coi là nhiệm vụ cấp bách nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đảm bảo an ninh xã hội và tạo cơ hội đưa Việt Nam trở thành quốc gia cung cấp nông sản tin cậy, đảm bảo an toàn thực phẩm với chất lượng cao.


Có thể bạn quan tâm

Cây Trồng Vụ Đông, Ấm Lòng Người Dân Quản Bạ Cây Trồng Vụ Đông, Ấm Lòng Người Dân Quản Bạ

Những năm qua, cây trồng vụ Đông đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Qua kinh nghiệm sản xuất của bà con, vụ Đông phải được gieo trồng sớm, đảm bảo thời gian sinh trưởng và thu hoạch mà không ảnh hưởng tới sản xuất vụ Xuân. Vào thời điểm này, bà con huyện Quản Bạ đã hoàn thành 50% diện tích cây trồng vụ Đông.

16/10/2014
Những Nông Dân Năng Động Những Nông Dân Năng Động

Bằng sự nhạy bén, năng động, dám nghĩ, dám làm trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng nhiều mô hình sản xuất mới phù hợp, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành những tấm gương tiêu biểu trong lao động sản xuất.

16/10/2014
Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản Nhiều Mô Hình Phát Triển Nuôi Trồng Thủy Sản

Ông Phạm Thành Chung - Trưởng trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện Điện Bàn cho hay, trong năm 2014, Trạm Khuyến nông - khuyến lâm huyện đã xây dựng một số mô hình hỗ trợ người dân nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ góp phần cải thiện kinh tế.

16/10/2014
Sao Cứ Phải Loài Du Nhập Sao Cứ Phải Loài Du Nhập

Du nhập, sử dụng những loại cây, con có giá trị kinh tế là việc cần thiết. Nhưng như thế không có nghĩa chúng được ưu tiên, bỏ qua giai đoạn khảo kiểm nghiệm, bởi không phải cây, con nào di thực về Quảng Ngãi cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

16/10/2014
Người Tiên Phong Mở Cơ Sở Hậu Cần Nghề Cá Ở Lý Sơn Người Tiên Phong Mở Cơ Sở Hậu Cần Nghề Cá Ở Lý Sơn

Sau khi có điện lưới quốc gia, người dân Lý Sơn vui mừng khôn xiết. Với các chủ tàu cá thì niềm vui ấy được nhân đôi, vì giờ đây trên đảo đã có cơ sở sửa chữa tàu thuyền, họ không còn phải tốn chi phí, thời gian đưa tàu vào đất liền để sửa chữa một khi bị hư hỏng.

16/10/2014