Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sắn Chảy Ngược Về VN

Sắn Chảy Ngược Về VN
Ngày đăng: 28/03/2012

Việt Nam được coi là nước XK sắn với sản lượng lớn. Riêng tại Gia Lai, năm 2011, tổng sản lượng sắn lát XK đã đạt trên 98.697 tấn, trị giá 28,337 triệu USD. Thế nhưng sắn vẫn "chảy ngược” vào Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Chi cục Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (đứng chân ở địa bàn huyện Đức Cơ, Gia Lai) thì từ đầu năm đến nay, đã có trên 76 ngàn tấn sắn từ Campuchia được nhập khẩu qua cửa khẩu.

Những ngày tháng 3 này, không khí tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh nối liền biên giới Việt Nam- Campuchia nhộn nhịp hẳn lên. Hàng đoàn dài xe tải chở sắn từ Campuchia nối đuôi nhau qua cửa khẩu, tập kết thành một “chợ sắn” ngay tại khu vực bến xe cửa khẩu. Các thương lái Việt lẫn Campuchia đều tất bật với việc giao dịch giá cả, kiểm tra hàng hóa.

“Giá tốt, đường thuận lợi”- Đó là nhận xét của hầu hết các thương lái buôn sắn đến từ tỉnh Ratanakiri (Campuchia). Anh Barang- một thương lái trẻ người Campuchia cho biết: Chỉ tính đường vận chuyển thôi cũng đã thấy lợi hơn. Bởi nếu vận chuyển hàng lên Phnông Pêng phải mất 700 km, trong khi từ Ratanakiri sang Việt Nam, qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh chỉ mất 70 km (bằng 1/10 quãng đường) mà giá bán tại 2 nơi lại ngang nhau. Bên cạnh đó, nhờ những ưu đãi từ việc gia nhập WTO nên hàng nông sản qua cửa khẩu được miễn thuế, thủ tục hải quan đơn giản… rất thuận lợi cho việc giao thương buôn bán với các thương lái Việt Nam.

Vừa loay hoay thay bánh xe ngay gần cửa khẩu, anh Via- một lái xe tải người Campuchia cho hay: “Đường qua cửa khẩu khá thuận lợi, xe cộ rất ít khi bị hư hỏng. Do đợt này nhiều hàng, giá cả thuận lợi, có lãi cao nên chạy nhiều, phải thay lốp cho an toàn”. Cũng theo anh Via, mỗi ngày chủ buôn của anh cho chạy khoảng 20 chuyến xe chở sắn sang Việt Nam bán cho các nhà thu mua tại cửa khẩu, xe của anh có trọng tải 45 tấn. Như vậy, nếu ai cũng chạy như anh Via thì mỗi xe chở sắn của người Campuchia cũng đã bán sang Việt Nam khoảng 900 tấn sắn/ngày.

Ngoài giá cả và đường vận chuyển thuận lợi thì còn một nguyên nhân khiến các thương lái ở tỉnh Ratanakiri thích sang Việt Nam buôn bán, đó là thương lái Việt nói được tiếng Campuchia hoặc bản thân họ cũng nói được chút ít tiếng Việt. Và cũng do sống khá gần nhau nên chuyện buôn bán qua lại giữa hai bên diễn ra thường xuyên. Nói khá lưu loát tiếng Campuchia, ông Bùi Tiến Ấn dường như quá quen thân với các thương lái người Campuchia. Vừa giao dịch buôn bán, ông vừa đảm nhiệm làm “phiên dịch viên” giúp chúng tôi trao đổi với các thương lái người Campuchia. Ông Ấn cho biết: “Cứ mùa nào thức nấy, hết sắn, điều lại đến đậu tương, đậu phụng, mè (vừng)… Buôn bán giữa hai bên diễn ra liên tục, hầu như quanh năm”. Cũng nhờ sự giao thương liên tục đó mà sự giao lưu giữa 2 đất nước cũng diễn ra nhanh hơn. Khá nhiều người Campuchia ở gần cửa khẩu sáng sáng lại qua Việt Nam đi chợ mua thực phẩm, đồ ăn và nhiều người Việt cũng thường xuyên qua Campuchia làm ăn, buôn bán hoặc thu mua nông sản, kết nối thâm tình…

Bà Nguyễn Thị Hoa- một thương lái nông sản, nhà ở tận xã Bầu Cạn (huyện Chư Prông, Gia Lai) lên Cửa khẩu buôn bán 2 năm nay, cho hay: “Mỗi ngày tôi chỉ mua sắn của thương lái Campuchia từ 1- 2 xe, mỗi xe khoảng 30 tấn sắn, sau đó bán lại cho các thương lái khác người Việt Nam ngay tại cửa khẩu để “ăn” chênh lệch, mỗi tấn sắn lãi khoảng 20.000 đồng. Những thương lái này tiếp tục vận chuyển xuống Quy Nhơn bán lại để xuất khẩu”. Còn Nhà ký điểm Quang Sang, ông Bùi Tiến Ấn thì cho biết: “Bình quân mỗi ngày cơ sở thu mua khoảng 300- 400 tấn sắn, sau đó lại bán cho các đầu mối khác”.

Hiện có gần chục điểm thu mua nông sản tại Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Hơn nữa, Rattanakiri lại là một tỉnh có tiềm năng lớn về các mặt hàng nông sản nên việc giao thương buôn bán cũng diễn ra liên tục. Chỉ riêng mặt hàng sắn thôi, ngày cao điểm nhập về Việt Nam lên tới vài ngàn tấn mỗi ngày. Nhờ thế, cơ hội làm ăn, buôn bán, đặc biệt là mặt hàng nông sản giữa 2 nước Việt Nam- Campuchia ngày càng mở rộng và phát triển.


Có thể bạn quan tâm

Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng Địa Chỉ Cung Cấp Giống Cá Chất Lượng

Cụ thể hóa mục tiêu này, cơ quan có thẩm quyền của tỉnh đã đầu tư hạ tầng cơ sở nhân giống, tạo giống thủy sản, trong đó có Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai. Được đưa vào hoạt động giữa năm 2012 nhưng do yếu tố khách quan nên đến đầu năm 2013, Trung tâm Giống thủy sản Gia Lai mới bắt đầu triển khai phần việc ương cá giống.

14/02/2015
Về Vùng Hồi No Ấm Nà Nôm Về Vùng Hồi No Ấm Nà Nôm

Sau hơn 2 năm mới có dịp quay lại thôn Nà Nôm, xã Đường Âm, huyện Bắc Mê, một địa danh được nhiều người trong và ngoài huyện biết đến, nhờ việc những người dân nơi đây tiên phong đưa cây hồi - một loại cây lưỡng dụng vừa là cây rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, vừa là cây dược liệu giúp người dân có thu nhập ổn định hàng năm từ hai loại sản phẩm Hoa thực tế là quả hồi và Tinh dầu vào trồng thành công tại vùng đất này.

14/02/2015
Ngày Xuân Ngày Xuân "Trảy Hội" Xuống Đồng

Với mong muốn giành được mùa vàng bội thu, khi không khí xuân đang tràn ngập trên khắp đường làng, ngõ xóm và trong mỗi gia đình thì trên khắp các cánh đồng những ngày cuối năm Giáp Ngọ, nhiều bà con nông dân trong tỉnh vẫn nô nức “trảy hội” xuống đồng. Nơi thì khẩn trương thu hoạch nốt diện tích cây vụ đông, nơi thì tích cực san phẳng ruộng, chăm sóc mạ, nơi lại đang khẩn trương gieo cấy lúa xuân. Không khí lao động thật nhộn nhịp.

14/02/2015
Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc” Bi Hài Bản Quyền Cho Nông Sản “Độc”

Thời gian qua, nhiều người nông dân (ND) ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã bỏ công nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại nông sản “độc”, lạ để bán trong dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, những “nhà khoa học chân đất” này đã gặp không ít trở ngại về bản quyền.

14/02/2015
Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới Tây Nguyên Sẽ Có 250.000 Ha Cây Mắc Ca Trong 5 Năm Tới

Tại hội thảo, một số nhà khoa học đánh giá cao dự án phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên song cho rằng cần phải hết sức “bình tĩnh” khi phát triển loại cây này. Theo giáo sư Hoàng Hòe, người đầu tiên đề xuất trồng cây mắc ca, thế giới đã phát triển cây mắc ca trong 50 năm qua với 10 nước tham gia nhưng đến nay, diện tích chỉ đạt khoảng 80.000 ha.

14/02/2015