Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thiệt Hại Hàng Tỷ Đồng Do Tôm Nuôi Bị Chết Ở Long An

Thiệt Hại Hàng Tỷ Đồng Do Tôm Nuôi Bị Chết Ở Long An
Ngày đăng: 25/04/2012

Tính đến nay các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Châu Thành và Tân Trụ (tỉnh Long An) đã thả nuôi được 2.300 ha tôm sú, tôm chân trắng, đạt 36% kế hoạch, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, đã có gần 30% diện tích nuôi tôm trong số này bị chết, chủ yếu là tôm chân trắng, tập trung nhiều nhất là ở 2 huyện Cần Giuộc và Cần Đước với hơn 500 ha.

Nguyên nhân tôm nuôi chết là do một số nông dân thấy giá tôm sú thương phẩm tăng cao, từ 260.000 - 270.000 đồng/kg (40 - 50 con/kg), giá tôm chân trắng từ 120.000 - 130.000 đồng/kg (80 - 90 con/kg), tính ra lãi từ 80 - 100 triệu đồng/ha nên đã nôn nóng thả nuôi sớm trước thời vụ 1 tháng.

Việc này dẫn tới quy trình kỹ thuật xử lý ao đầm như hút bùn, chất hữu cơ lắng lọc dưới đáy ao đầm, phơi nắng không đảm bảo, con giống mua trôi nổi không qua kiểm dịch.

Một số hộ khi vừa thả nuôi gần 1 tháng tuổi tôm bị sốc chết đã tuỳ tiện tháo xả nước thải trong ao đầm ra ngoài sông rạch gây ô nhiễm môi trường nước làm nhiều hộ trong vùng nuôi lấy nước vào ao để nuôi tôm cũng bị bệnh chết hàng loạt.

Hiện nay, ngành chức năng vừa xây dựng lịch thời vụ, vừa phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường công tác kiểm tra và hướng dẫn khâu xử lý ao đầm.

Nếu hộ nào xử lý ao đầm không đảm bảo đúng theo quy trình kỹ thuật tạm ngưng thả con giống tiếp tục xử lý ao đầm đến khi đảm bảo vệ sinh ao đầm mới được thả con giống, đồng thời kiên quyết xử lý tiêu huỷ đối với những hộ mua con giống trôi nổi không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch về thả nuôi.

Các huyện kể trên con huy động nhân dân kết hợp với Nhà nước đầu tư hơn 5 tỷ đồng nạo vét hệ thông thuỷ lợi khai thông dòng chảy ra sông Vàm Cỏ thoát ra biển phục vụ nuôi thả 7.000 ha tôm năm 2012.

Có thể bạn quan tâm

Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu Chỉ Có 5,1% Sản Lượng Lúa Bán Trực Tiếp Cho Nhà Xuất Khẩu

Hàng năm, Việt Nam sản xuất hơn 40 triệu tấn lúa hàng hóa các loại, đóng góp cho xuất khẩu hơn 7,7 triệu tấn gạo (năm 2012), tuy nhiên, sản lượng lúa được nông dân bán trực tiếp cho doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ chiếm 5,1% con số trên.

25/11/2013
Chung Lo Cùng Sầu Riêng Khánh Sơn Chung Lo Cùng Sầu Riêng Khánh Sơn

Đất không nghèo, nhưng suốt cả một thời gian dài, người dân Khánh Sơn (Khánh Hoà) hằng đau đáu trước câu hỏi lấy cây trồng nào làm chủ lực? Rồi cây sầu riêng có mặt, mở ra một hướng đi mới cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở địa phương. Song, việc xây dựng và giữ gìn thương hiệu sầu riêng Khánh Sơn hiện vẫn rất gian truân.

25/11/2013
Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết Nông Dân Dồn Sức Chăm Sóc Trái Cây Bán Tết

Hàng năm, vào những ngày này nông dân trồng cây ăn trái lại dồn sức chăm sóc, bón phân, xử lý vườn cây ăn trái để cung cấp những trái cây chất lượng tốt nhất phục vụ thị trường Tết Nguyên đán.

25/11/2013
Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu Không Thể Làm Nông Nghiệp Theo Kiểu "Mạnh Ai Nấy Làm"

Công ty cổ phần phát triển công nghệ sinh học Dona - Techno (TX. Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước áp dụng thành công mô hình sản xuất trái sầu riêng sạch để đưa vào thị trường Mỹ - thị trường rất khó tính với nông sản nhập khẩu. Dona - Techno cũng là đơn vị đầu tiên trong tỉnh mạnh dạn đầu tư thiết kế vùng nguyên liệu sầu riêng lên đến 6 ngàn hécta tại 4 tỉnh: Đồng Nai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gắn bó với Dona - Techno từ những ngày đầu thành lập, ông Nguyễn Phú Cường, Giám đốc công ty, cho biết với áp lực hội nhập ngày một sâu rộng, không thể làm nông nghiệp theo kiểu tư duy “mạnh ai nấy làm”.

25/11/2013
Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn Trồng Dừa Xiêm Trên Đất Mặn

Tại các xã Phú Hội, Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) đã phát triển được hơn 20 hécta dừa xiêm lùn. Loại cây này mang lại sức sống mới cho vùng đất nhiễm mặn ven kênh rạch, vốn không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

25/11/2013