Sa Pa (Lào Cai) mở rộng diện tích cấy lúa chịu lạnh lên 40 ha

Các hộ tham gia cấy lúa sẽ được hỗ trợ 100% giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và được tập huấn hỗ trợ kỹ thuật từ khi gieo, ủ mạ đến khi cấy, chăm sóc.
Theo đánh giá của Phòng Kinh tế huyện Sa Pa, giống lúa chịu lạnh DS 1 phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, năng suất thử nghiệm đạt 53 tạ/ha, chất lượng gạo được đánh giá ngon hơn so với một số giống lúa hiện đang cấy tại địa phương.
Việc mở rộng diện tích cấy lúa chịu lạnh sẽ giúp cho người dân trên địa bàn chuyển đổi giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, góp phần nâng cao thu nhập, từng bước giảm nghèo bền vững.
Related news

Năm nay theo kế hoạch Vĩnh Châu sẽ thả nuôi 550 ha Artemia, dự kiến sản lượng đạt trên 35 tấn trứng. Để đạt được kết quả trên, thời gian qua bằng các nguồn lực, thị xã đã đầu tư hàng chục tỉ đồng để nạo vét lại tuyến kênh Bảy trăm, khơi thông dòng chảy, tạo điều kiện tốt nhất cho bà con làm muối và nuôi artemia.

Khởi nghiệp từ vốn vay mượn, anh Giang Văn Dương (22 tuổi), ngụ ấp 3, xã Đồng Tâm (Đồng Phú - Bình Phước) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng mở trang trại nuôi ong lấy mật. Đến nay, anh Dương đã có 1.000 thùng ong cho thu khoảng 1,5 tỷ đồng mỗi năm.

Cách đây khoảng 10 năm, tại xã Khánh Hòa, các hộ gia đình trồng cam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mặc dù cây cam đã có mặt ở đất Khánh Hòa khá lâu nhưng kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh nhiều gia đình vẫn còn hạn chế. Việc trồng cam thời gian đầu chỉ để có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, còn thu nhập chính của người dân chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp.

Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, diện tích nhãn trồng ở miền Nam vào khoảng 34.000 ha, trong đó có nhiều diện tích đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nhãn là loại cây có thể xử lý ra trái quanh năm, đáp ứng được số lượng lớn để xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện diện tích này đang bị bệnh chổi rồng làm giảm năng suất và diện tích.

Được đưa vào huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) trồng từ năm 2005, sau 10 năm "bén duyên", giờ đây táo Đài Loan trở thành cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đối với các hộ nông dân. Đây cũng là đặc sản của vùng đất Lục Ngạn được người tiêu dùng gần, xa ưa thích.