Sa Pa (Lào Cai) Hỗ Trợ Làm 1.000 Chuồng Nuôi Nhốt Gia Súc Cho Các Hộ Nghèo
Nhằm giúp người dân chủ động phòng, chống rét cho gia súc trong mùa đông năm nay, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã xây dựng phương án hỗ trợ kinh phí làm 1.000 chuồng nuôi nhốt gia súc cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện.
Theo đó, mỗi hộ nghèo được hỗ trợ 2 triệu đồng để mua nguyên - vật liệu, được hướng dẫn kỹ thuật, quy cách làm chuồng nuôi nhốt gia súc đảm bảo các tiêu chuẩn về phòng, chống rét và đảm bảo vệ sinh môi trường, như khung cứng, có mái che, nền xi măng, có bạt che khi trời rét đậm, rét hại…
Tính đến hết tháng 9/2014, trên địa bàn huyện Sa Pa đã có 342 hộ hoàn thành làm chuồng nuôi nhốt gia súc, đạt 34,5% kế hoạch. Những hộ còn lại đang tiến hành làm và phấn đấu xong trong tháng 11 âm lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nghề chụp mực và lưới vây tuyến lộng cho hiệu quả sản xuất cao trên địa bàn tỉnh Quảng Nam từ đầu vụ cá nam đến nay. Đây cũng là 2 kiểu đánh bắt chính được nhiều ngư dân đầu tư phương tiện, mở rộng ngư trường hoạt động trong thời gian qua.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.
Nói đến Lý Sơn, người ta thường nghĩ đến nghề trồng hành, tỏi và đi biển. Còn với nghề chăn nuôi dường như ít ai để mắt đến. Ấy vậy mà, ở hòn đảo này, có một lão ngư âm thầm phát triển nghề nuôi heo từ hơn chục năm nay và được người dân mệnh danh là “vua heo” đất đảo…
Ngày 27-6, đoàn giám sát HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do ông Nguyễn Phúc Chỉnh, Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách làm trưởng đoàn đã cùng với cán bộ Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bà Rịa - Vũng Tàu đi thực tế khảo sát tình hình nuôi trồng thủy sản dọc sông Chà Và.
Đã qua rồi thời kỳ ăn nên làm ra của nghề chuyên nuôi cá giống cung cấp cho nuôi trồng thủy sản ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), khi rất nhiều hộ đã quyết định “treo” ao hoặc thu hẹp diện tích, chuyển sang loại hình làm ăn khác.