Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04
Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…
Tuy có một số hộ liền sau đó tự ý bán bò, nhưng nhìn chung đàn bò 04 trong tỉnh phát triển khá tốt. Đến nay ngân hàng đã thu hồi trên 96% tổng số tiền cho vay. Qua nhiều năm nuôi, nhiều hộ đồng bào sau khi bán bò thanh toán tiền vay, vẫn còn từ 5 - 6 con để phát triển chăn nuôi. Điển hình, hộ ông Thường Ngọc Tuồng ở xã Phú Lạc (Tuy Phong); ông Hoàng Văn Rế, ông Mang Đào ở xã Phan Điền (Bắc Bình); ông Gia Phé, ông Gia Tây và bà Thị Ba ở thị trấn Lạc Tánh (Tánh Linh); hộ K’Đức, K’Thị Yêm ở xã Mê Pu (Đức Linh)… Hơn 10 năm thực hiện “chương trình bò 04”, mặt được thì đã rõ: Chăn nuôi bò đàn đã phát triển mạnh ở các địa phương, cũng như kinh nghiệm chăn nuôi bò trong dân được phổ biến, nhân rộng… nên tỷ lệ bò gầy, bò chết do bệnh tật giảm đáng kể; song điều các địa phương và Ngân hàng Chính sách xã hội còn lo lắng là hiện còn 865 triệu đồng nợ đọng (chiếm 4% tổng số nợ vay mua bò). Số nợ đọng này rơi vào trường hợp tự ý bán bò lấy tiền làm việc khác mà không trả nợ ngân hàng. Tập trung vào các hộ dân ở xã Hàm Cần, Tân Thuận, Tân Lập (Hàm Thuận Nam); thôn 7, xã Đức Tín và thôn 4, xã Trà Tân (Đức Linh)…
Chương trình vay vốn phát triển đàn bò 04 đã khép lại, nhưng đàn bò 04 ở các địa phương vẫn tiếp tục sinh sôi, nảy nở. Ông Mang Đào, người chăn nuôi bò giỏi ở xã Phan Điền (Bắc Bình) tâm sự cởi mở: “Con bò mẹ gia đình tôi nuôi ban đầu giờ đã chết, nhưng nó đã sinh hơn 6 con bò cái khác”.
Có thể bạn quan tâm
Những ngày qua, hàng trăm hecta cà phê trên địa bàn xã Tam Bố, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng bị rụng trái hàng loạt. Người trồng cà phê ở đây rất lo lắng, vì chưa có biện pháp xử lý. Trong khi đó, cơ quan chức năng cũng chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng này để hướng dân cho nông dân.
Trong thời gian qua, nhiều địa phương trong tỉnh Sóc Trăng đã chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém hiệu quả sang trồng các loại cây có múi đã và đang mang lại lợi nhuận cao, góp phần cải thiện đời sống kinh tế của nhiều địa phương.
Nấm có giá trị dinh dưỡng cao, giòn, ngọt, sử dụng đa dạng trong bữa ăn và hiện tại trên thị trường rất được ưa chuộng. Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất nấm chân dài cho hộ nông dân, cung cấp thêm cho người tiêu dùng một loại nấm ăn chất lượng cao.
Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của toàn xã hội. Chính vì vậy, sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, tạo ra các sản phẩm sạch chính là hướng đi bền vững và hiệu quả.
Năm 2010, được sự giới thiệu của người thân, anh Trần Văn Lộc (SN 1974, ở thôn 5, xã Hòa Thành, huyện Krông Bông - Dak Lak) lặn lội xuống miền Tây Nam Bộ học hỏi kinh nghiệm và mua 1.000 cây giống mít siêu sớm về trồng. Sau hơn 3 năm trồng thử nghiệm, đến nay vườn cây đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế khá cao.