Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cạn kiệt thủy sản mùa lũ

Cạn kiệt thủy sản mùa lũ
Ngày đăng: 08/11/2015

Cùng với hiện tượng El Nino (hiện tượng nóng lên khác thường của nước biển ở vành đai xích đạo với phạm vi trải dài gần 10.000km, từ bờ biển Nam Mỹ đến quần đảo Marshall ở khu vực giữa Thái Bình Dương khiến khí hậu toàn cầu biến đổi) là hàng loạt đập thủy điện được xây ở thượng nguồn sông Mê Kông đã khiến vùng đầu nguồn không có lũ, nguồn lợi thủy sản cũng cạn kiệt.

Khan hiếm cá, tôm

Theo dự báo, tổng lượng dòng chảy sông Mê Kông chảy về thiếu hụt từ 20 - 50% nên cuối năm 2015 và đầu 2016, mực nước thấp hơn, xâm nhập mặn vào đất liền sâu và sớm hơn.

Lũ kém, đồng ruộng không được vệ sinh, rửa trôi mầm bệnh, bồi đắp phù sa, nhất là nguồn lợi bị cạn kiệt, ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản của người dân.

“Mỗi mùa lũ trước, ngư dân vùng đầu nguồn đánh bắt hàng ngàn tấn cá, tôm, cua, ốc… Còn năm nay, cá linh cũng hiếm hoi vì lũ quá thấp” - ông út Tòng, người dân xã Phước Hưng (An Phú), bộc bạch.

Rảo một vòng quanh các chợ đặc sản vùng lũ ở biên giới, không khí mua bán rất buồn tẻ.

Mới 8 giờ sáng, chợ đã hết sạch cá, tôm.

Tôi cùng anh bạn chạy lòng vòng chợ Khánh Bình tìm mua vài con cá lóc đồng về nấu canh chua, nhưng chỗ nào cũng lắc đầu vì hết cá bán.

Những mớ cá hủn hỉn được bán trong thau, rổ nhỏ cũng có giá đắt đỏ hơn mọi năm.

Nhiều chủ vựa thu mua rắn, rùa, cua đồng… ở xã Khánh An, Khánh Bình, Vĩnh Hội Đông (An Phú) còn cho biết thêm: “Năm ngoái, lũ nhỏ nhưng làm ăn còn tạm được, còn có đặc sản để bán cho thương lái.

Năm nay lũ không về, mọi thứ đều giảm mấy phần; có hôm chẳng mua được ký rùa nào.

Vì thế, nhiều người không còn mặn mà chuyện đánh bắt nữa, họ ra Bình Dương làm công nhân để có tiền xoay xở”- chủ vựa rắn rùa ở Khánh An than với phóng viên.

Bên bờ kênh Bảy Xã (xã Phú Hữu, An Phú), ông tư Nguyên vừa xếp lại mớ lọp cá linh vừa đặt tối qua vừa cho biết: “Mùa lũ năm nay kỳ lạ chưa từng thấy.

Hồi tháng bảy, nước đã lên mấp mé đồng, qua tháng 8 nước sụt xuống cả mét.

Cá tôm vì thế cũng không có bao nhiêu.

Mọi năm, với 100 cái lọp, mỗi ngày cũng kiếm vài chục ký cá linh.

Năm nay, bữa nào nhiều chỉ khoảng chục ký, có hôm chỉ đủ ăn”.

Do khan hiếm nên giá các loại “đặc sản” mùa lũ cũng cao hơn mọi năm.

Bình quân, giá cá đồng tăng từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, rắn, rùa tăng 30.000 - 60.000 đồng/kg... nhưng vẫn không đủ bán.

Tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản

Theo Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản An Giang, khoảng chục năm trở lại đây, lượng thủy sản khai thác trong tự nhiên sụt giảm đến 50%, nên việc kiếm sống của người dân vùng lũ ngày càng khó khăn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn lợi thủy sản, nhưng cơ bản vẫn do việc xây các đập trên thượng nguồn sông Mê Kông làm giảm sản lượng cá của lưu vực.

Trong khi ở nội địa, hầu hết các cánh đồng đều được đê bao khép kín để sản xuất 3 vụ, cùng với việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường, nên không chỉ có lượng cá tự nhiên sụt giảm nghiêm trọng, mà nhiều sản vật từng giúp người nghèo mưu sinh, như: Bông súng, điên điển, rau muống đồng… cũng ít đi, khiến cuộc sống của người dân vùng lũ càng thắt ngặt hơn.

Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bên cạnh việc thả cá về tự nhiên, hàng năm, Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản đều khuyến cáo người dân không đánh bắt cá non đầu mùa, đặc biệt không sử dụng các công cụ đánh bắt thủy sản bằng xung điện.

Từ nhiều năm nay, huyện An Phú đã làm tốt vấn đề này, cụ thể là tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, mạnh tay xử lý nhiều trường hợp đánh bắt cá bằng xung điện.

UBND huyện và Phòng Nông nghiệp- Phát triển nông thôn huyện An Phú ban hành nhiều văn bản triển khai đến 14 xã, thị trấn trong huyện tăng cường kiểm tra, xử lý nạn đánh bắt cá bằng xung điện.

Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền tận nhà, trên hệ thống truyền thanh để người dân nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản… Qua tuyên truyền, ra quân xử lý, người dân đã ý thức được mức độ nguy hiểm từ việc khai thác cá bằng xung điện và ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản ngày một nâng lên.

Đã có hàng chục hộ dân chuyển đổi nghề, nhiều hộ được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo việc làm, nuôi bò, đóng xe đẩy mua bán hàng hóa…

Kiên quyết với nạn đánh bắt cá bằng xung điện, huyện An Phú xem xét đưa tiêu chí bảo vệ nguồn lợi thủy sản vào tiêu chí thi đua giữa các xã, thị trấn.

Đồng thời, tăng cường thống kê số hộ dân, phương tiện, ngư cụ đánh bắt thủy sản trên địa bàn; thống kê các cơ sở sản xuất, chế tạo các loại xuyệt điện và cho cam kết không chế tạo ngư cụ cấm…


Có thể bạn quan tâm

Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Khảo Sát Vùng Nuôi Nghêu Xã Tân Thành Ở Tiền Giang Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Khảo Sát Vùng Nuôi Nghêu Xã Tân Thành Ở Tiền Giang

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.

09/04/2013
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên): Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên):

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

09/04/2013
Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013 Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

09/07/2013
Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

12/04/2013
Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao Trồng Chanh Mang Lại Thu Nhập Cao

Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng kéo dài kéo theo nhu cầu tiêu thụ chanh làm nước giải khát gia tăng. Chính vì vậy, hiện giá chanh cũng tăng vọt theo sự biến động của thị trường và có xu hướng tiếp tục tăng trong những ngày tới.

12/04/2013