Rệp và mọt đục cành hại cà phê
Rệp muội (Aphids)
Tác nhân: Toxoptera aurentii
Tác hại: Rệp muội có 2 loại đen và xanh giống nhau về hình dáng, chúng sinh sản rất nhanh và bám vào các ngọn lá non, hút dịch làm lá non bị cong queo và phát triển không bình thường.
Rệp muội gây hại quanh năm khi cà phê ra đọt non. Chất dịch do rệp tiết ra là môi trường tốt cho nấm muội đen phát triển. Khi rệp mới phát sinh có thể ngắt bỏ các ngọn non có ổ rệp.
Rệp vải nâu
Tác nhân: Saissetia hemisphaerica.
Đặc tính: Trưởng thành đực có cánh dài 1,2 mm có màu xanh vàng nhạt. Trưởng thành cái không có cánh và được bọc bằng vỏ nâu, phồng lên hình bán cầu dài 2,5 - 3 mm. Rệp vảy nâu bám dính vào cành lá hút dịch cây làm cho cành lá kém phát triển, chúng gây hại vào mùa khô.
Rệp vải xanh
Tác nhân: Coccus viridis
Đặc tính: Rệp trưởng thành cái không có cánh, mình dẹt, vỏ mềm và màu xanh. Rệp vảy xanh cũng bám dính vào lá và cành non để hút dịch cây làm cho cành lá biến vàng. Rệp non mới nở bò tìm nơi thuận lợi để sinh sống cố định.
Rệp sáp
Tác nhân: Pseudococcus sp.
Tác hại: Rệp non mới nở có màu hồng, chưa có sáp trên mình, chân khá phát triển. Rệp trưởng thành có hình bầu dục dài 4mm, rộng 2mm, trên mình có nhiều sợi sáp dài màu trắng xốp. Trên cây cà phê có 2 loại rệp sáp gây hại, một loại hại chùm quả và lá, loại thứ hai hại rễ.
Loại rệp sáp hại lá, quả bắt đầu đẻ trứng vào mùa mưa ở các kẽ lá, nụ hoặc chùm quả non. Rệp non sau khi nở nhanh chóng tìm nơi sinh sống cố định. Mùa mưa sinh sản rất nhiều làm quả non bị rụng.
Rệp sáp hại rễ thì sinh sống dưới đất ở quanh rễ, tạo ra một lớp bọc không thấm nước ở quanh trục rễ. Những cây bị hại vàng héo rồi chết. Nói chung, nơi nào có các loài rệp sinh sống thì sau đó có nấm muội đen phát triển nhiều.
Phòng trị rệp hại nói chung
Vào mùa khô nên phun định kỳ (7 - 10 ngày một lần), một trong các loại thuốc sau: (1) Saimida 100SL; (2) Sec Saigon 10, 25EC, (3) Sairifos 585EC, (4) Dầu SK Enspray 99EC, (5) Rải Sargent 6G, Diaphos 10H (trừ rệp sáp gốc).
Để giảm số lần phun thuốc, nên pha thêm Butyl 10WP để vừa diệt được ấu trùng, vừa diệt được cả trứng rầy rệp.
Mọt đục cành
Tác nhân: Xyleboris morslati.
Gây hại: Mọt đục vào các cành bánh tẻ của cây cà phê, làm chúng chết trong vài tuần.
Triệu chứng điển hình là lá khô và cành từ lỗ đục vào đến cuối cành bị rũ sau 5 - 7 ngày khi bị mọt đục vào làm đường hầm. Sau vài tuần các cành này sẽ bị héo. Lỗ đục nhỏ (đường kính 0,8 mm) và ở mặt dưới của cành. Mọt đục cành gây hại từ tháng 3 - 6 hàng năm trên cây cà phê xây dựng cơ bản (2 - 3 năm) và trên giống cà phê vối. Phòng trị bằng cách trồng cây che bóng và cắt bỏ, tiêu huỷ cành bị bệnh.
Có thể bạn quan tâm
Theo Trạm Thủy sản huyện Tam Nông (Đồng Tháp), đến nay, số lượng thả nuôi tôm càng xanh chưa nhiều do nắng nóng kéo dài, đồng thời nhiều người đang phân vân chọn nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm càng xanh. Tình hình này sẽ khiến cho việc cung ứng tôm giống thiếu cục bộ khi người nuôi có nhu cầu thả nuôi trong cùng một thời điểm...
Trong thời gian qua, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông mua giống tiêu lạ ghép mới có gốc ghép giống với tiêu rừng (tiêu trầu) hay tiêu Nam Mỹ về trồng. Theo cơ quan chuyên môn thì giống tiêu này chưa từng được trồng khảo nghiệm tại địa phương.
Hơn 1 tháng qua, hàng loạt nông sản đang có giá cao đột nhiên giảm mạnh. Cụ thể, trong tháng 4, dừa khô liên tục được thương lái đẩy giá lên cao và đạt mức ngất ngưỡng 110.000 - 120.000 đồng/chục (tùy theo chục 12 hay 14 trái và tùy từng vùng). Nhưng từ tháng 5 đến nay, giá dừa “đảo chiều” nhanh chóng trong sự bất ngờ của nông dân và thương lái.
Tính đến hết tháng 4-2014, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đạt hơn 546 triệu USD, tăng 2% so cùng kỳ. Điểm nổi bật là xuất sang các thị trường như: Brazil tăng 36,7%, Mexico tăng 13%, các nước Asean tăng 11%, thị trường Trung Quốc tăng 25%... Tuy nhiên, 2 thị trường lớn là EU và Hoa Kỳ lần lượt giảm 10% và 8,7% so cùng kỳ.
Những năm gần đây, nhiều gia đình ở vùng biển Tây đã chuyển sang nuôi cá bớp và cá bống trong lồng bè trên biển. Sự xuất hiện sinh vật lạ thời gian qua đã làm cho nhiều bè cá bị thiệt hại nặng. Đáng lo hơn nữa là mặc dù đã được các nhà khoa học lấy mẫu đi nghiên cứu, nhưng đến nay người dân vẫn chưa biết kết quả loài sinh vật lạ gây hại đó là gì.