Rệp Sáp Bột Hồng Gây Hại Sắn

Ông Nguyễn Văn Tri, Phó phụ trách Phòng NN-PTNT huyện Đồng Xuân (Phú Yên), cho biết: Hiện rệp sáp bột hồng gây hại 0,7ha sắn mới trồng ở xã Xuân Lãnh, Xuân Quang 1.
Đây là lần đầu tiên rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại ở địa phương nên Phòng NN-PTNT phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật huyện thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ để khống chế sự lây lan.
Trước đó, trung tuần tháng 9, rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại 15ha sắn ở xã An Hải rồi lây lan ra các xã An Hòa, An Xuân (huyện Tuy An) với diện tích 20ha, tỉ lệ gây hại từ 20 đến 50%. Trước tình hình rệp sáp bột hồng xuất hiện gây hại sắn, mới đây UBND tỉnh có chỉ thị yêu cầu ngành NN-PTNT, các địa phương cấp bách triển khai phòng trừ rệp sáp bột hồng hại sắn.
Nguồn bài viết: http://www.baophuyen.com.vn/82/124320/huyen-dong-xuan--rep-sap-bot-hong-gay-hai-san.html
Có thể bạn quan tâm

Sau động thái giảm lãi suất cho vay của Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) cách đây không lâu, nhiều ngân hàng thương mại lớn cũng bắt đầu vào cuộc. Và mới đây nhất, từ 21/2, Ngân hàng Nông nghiệp-PTNT (Agribank) chính thức công bố mức lãi suất cho vay rất ưu đãi đối với khu vực “tam nông”

Từ khi Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam) xây dựng nông thôn mới, nhiều mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dần khẳng định vị thế. Trang trại heo của một người từng là cán bộ nông nghiệp xã là một trong những mô hình để bà con nông dân học hỏi.

Ở giữa lòng thị trấn, nhưng chị Lê Thị Bích Ngọc, khu phố Trung Hòa, thị trấn Củng Sơn (huyện miền núi Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có một trại lợn rừng với số lượng gần 100 con và nuôi hoàn toàn theo quy trình bán hoang dã

Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (VAAS) thời gian qua đã nghiên cứu thành công nhiều giống cây trồng mới. NNVN giới thiệu 10 giống điển hình.

Anh Nguyễn Văn Thuyết là thầy giáo trẻ (35 tuổi, ở P.1, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu). Do lương giáo viên thấp, không đủ trang trải chi phí gia đình nên anh tranh thủ thời gian nhàn rỗi, những buổi không đến lớp làm thêm nghề tay trái để tăng thu nhập. “Ban đầu tôi nuôi dê lấy thịt, sau đó nuôi nhím rồi chuyển sang nuôi chim bìm bịp để bán chim giống. Tuy nhiên, các vật nuôi trên chi phí cao và rủi ro cao, đặc biệt không hiệu quả kinh tế nên tôi bỏ nghề tay trái”, anh Thuyết cho biết.