Phú Yên Lập Dự Án Quy Hoạch Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Lợ, Mặn Vùng Ven Biển
UBND tỉnh Phú Yên vừa đồng ý việc Sở NN-PTNT lập dự án Quy hoạch nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn vùng ven biển tỉnh Phú Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Việc lập quy hoạch nhằm rà soát, đánh giá các nguồn lực, hiện trạng nuôi trồng thủy sản vùng ven biển, phân tích điểm mạnh, điểm yếu; cơ hội và thách thức trong phát triển. Từ đó xây dựng các mục tiêu, nhiệm vụ, các phương án và giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 theo hướng hiệu quả và bền vững, góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh. Thời gian thực hiện việc lập quy hoạch từ nay đến năm 2015.
Theo Sở NN-PTNT, các vùng nuôi trồng thủy sản của Phú Yên được quy hoạch đến năm 2020 với tổng diện tích hơn 11.070ha, trong đó vùng nước lợ khoảng 2.172ha, nước ngọt hơn 188ha, vùng biển khoảng 1.650ha, mặt nước hồ thủy điện và thủy lợi khoảng 7.000ha… Thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Phú Yên không ngừng phát triển và có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng nền kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho ngư dân.
Có thể bạn quan tâm
Tháng 9/2013, từ nguồn vốn của Dự án 3 EM, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai cấp 500 con gà giống J Dabaco cùng các loại vật tư, thức ăn cho 5 hộ dân tại các thôn Đắk Mrê, Đắk Suôn, Mê Ra, xã Quảng Tân (Tuy Đức).
Mùa mưa năm 2011, Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ Hợp Tiến (Đắk Glong) đã đưa 20.000 cây giống thanh long ruột đỏ về cho xã viên trồng trên diện tích 5 ha tại xã Quảng Sơn. Sau 3 năm, những vườn cây này đã bước vào thời kỳ kinh doanh, cho thu nhập cao.
Với giá thành như hiện nay từ 2.500 đồng/1kg đến 3.000 đồng /1kg, sau khi trừ hết chi phí, mỗi héc ta cải củ trắng mang lại lợi nhuận kinh tế từ 120 triệu đồng đến 150 triệu đồng.
Anh Nguyễn Duy Tài ở thôn 4, xã Đắk Som (Đắk Glong) hiện đang nuôi 800 con heo hướng nạc. Đây là lứa thứ 2, anh liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam.
Theo thống kê, trên địa bàn xã Đắk Wil (Chư Jút) hiện có hơn 750 ha cà phê, trong đó, phần lớn các vườn cà phê đã trồng khá lâu năm. Để thay thế cho diện tích cà phê này, những năm gần đây, người dân đã thực hiện “trẻ hóa” vườn cây bằng cách áp dụng kỹ thuật ghép chồi.