Rau Quê Xuống Phố Trong Phiên Chợ Khuya
Hàng ngày, vào thời điểm mà hầu hết mọi người đều đang ngon giấc thì có những người lao động phải tất bật sửa soạn hàng hóa từ giữa khuya để kịp phiên chợ sớm trong thành phố. Bất kể đêm sương gió lạnh, họ vẫn đều đặn thực hiện công việc của mình trước khi trời sáng.
Sinh ra tại một vùng quê chuyên trồng rau sạch ở khu phố Phú Cường, thị trấn Phú Long, (Hàm Thuận Bắc) đến nay chị Chung Thị Mỹ Phước đã có thâm niên hơn 10 năm buôn bán rau khuya tại chợ Phan Thiết. Hàng ngày, cứ tầm 1, 2 giờ sáng là chị cùng chồng chất đầy các giỏ rau tươi trên 2 chiếc xe gắn máy rồi thồ xuống chợ phố.
Ngoài những sản phẩm do gia đình tự trồng, chị Phước cũng thu mua rau của các hộ lân cận để đủ số lượng cung cấp trong mỗi phiên chợ. “Thường thì chiều hôm trước là mình sẽ chạy xe đi gom rau ở các nhà vườn mối, rồi về sắp thành từng bó. Chờ đến khuya là hai vợ chồng cùng thồ hàng xuống Phan Thiết. Tuy cực nhưng làm riết thành quen. Giờ mà mình nghỉ làm nghề này thì cũng không biết chuyển sang làm nghề gì để sống cả” - chị Phước chia sẻ.
Những phiên chợ khuya tại Phan Thiết, ngoài các mặt hàng rau của những người sống vùng ven đô chở tới bán, còn có rau quả của những người trồng tại một số phường trong thành phố. Phú Thủy là phường có khá nhiều hộ dân chuyên trồng rau, giá các loại và tự tay đem ra họp chợ vào buổi khuya.
Chị Nguyễn Thị Hà - một người chuyên trồng giá tại phường Phú Thủy cho biết: “Tiếng là ở nội thành nhưng gia đình tôi đã bắt đầu trồng giá bán từ năm trước. Nhờ nhà ở gần chợ nên việc vận chuyển cũng không quá khó khăn, chỉ ngại nhất là hôm nào cũng phải tranh thủ ngủ sớm để mai không phải ngủ tại chợ”.
Để có được các giỏ rau tươi xanh kịp phiên chợ, từ buổi chiều hôm trước, những tiểu thương phải đi gom hàng tại từng nhà. Một số tiểu thương thì hoạt động theo kiểu “tự cung tự cấp”, tức gia đình có sẵn nghề trồng rau và họ trực tiếp vận chuyển xuống chợ để bán.
Khác với những hàng rau ban ngày nằm trong các gian chợ, những người bán rau khuya này thường bắt đầu công việc từ lúc 1, 2 giờ cho đến tầm 6, 7 giờ sáng. Các khách mua rau thường là mối quen, mua với số lượng nhiều. Do vậy, thu nhập của những buổi họp chợ khuya này cũng tương đối xứng đáng với giá trị lao động của họ.
Chị Phước cho biết thêm: Bình quân mỗi chuyến hàng chở xuống Phan Thiết, nếu bán hết sẽ lời khoảng 200 ngàn đồng. Hôm nào khách dặn số lượng nhiều thì chị cùng chồng chở hai chuyến, thu nhập cũng tăng thêm.
Khi ánh mặt trời lên, đánh tan màn đêm thì những gánh hàng rau này cũng bắt đầu được dọn dẹp. Họ lại trở về đồng để chăm từng luống rau, bắt đầu vòng quay của cuộc mưu sinh.
Related news
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...
Trong quá trình thực hiện mô hình, ông Đồng được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện Tri Tôn hướng dẫn từ khâu xây dựng chuồng trại, hướng dẫn chăn nuôi, đến việc làm vệ sinh, phòng chống dịch bệnh. “Qua theo dõi, đàn gà thích nghi tốt, tỷ lệ hao hụt thấp (dưới 10%), tăng trọng nhanh.
Dù vẫn duy trì là thị trường nhập khẩu cá tra của VN nhưng giá trị mặt hàng này xuất vào Liên minh châu Âu (EU) ngày càng giảm.
Mạnh dạn thử nghiệm cây trồng mới, ông Nguyễn Văn Đức ở ấp 4, xã Lạc An, huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương)trồng xen canh cây dó bầu lấy trầm hương với cây điều, cao su. Sau gần 10 năm chăm sóc, vườn cây hơn 4 ha của ông chuẩn bị cho thu hoạch, hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao.